Mục Lục
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về chứng rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền và cách điều trị. Bởi rối loạn kinh nguyệt trong y học cổ truyền được xem như một hiện tượng về sức khỏe, mà còn là một biểu hiện của sự mất cân bằng trong cơ thể và tâm hồn. Do đó, với sự kết hợp giữa kiến thức y học truyền thống và hiện đại, sẽ giúp việc điều trị bệnh sớm đạt kết quả tốt, an toàn hơn.
Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền là gì?
Theo y học cổ truyền, người phụ nữ thuộc âm tính, tương ứng với mặt trăng. Thế nên khi nữ giới đến tuổi dậy thì, sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ xuất hiện trong khoảng 28 – 32 ngày. Nếu tháng nào kinh nguyệt cũng xuất hiện đều đặn như vậy sẽ còn được gọi là “nguyệt tín”.
Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền hiểu đó là những biểu hiện bất thường về số ngày hành kinh, chu kỳ kinh và lượng máu kinh so với các chu kỳ trước. Tức kinh nguyệt có thể thuộc phạm vi kinh nguyệt bất đều, kinh có thể đến sớm hoặc đến muộn hoặc kinh nguyệt bất thông – kinh nguyệt ứ trệ, huyết hư, huyết khô.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nguyên nhân sinh lý tinh thần bị căng thẳng, stress kéo dài, sinh hoạt không điều độ, chế độ dinh dưỡng bất khoa học. Hoặc đó cũng có thể là triệu chứng điển hình của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chứng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, ở bất kỳ độ tuổi nào của người phụ nữ. Chứng bệnh này không chỉ làm rối loạn sinh hoạt, nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe và chức năng sinh sản của người bệnh.
Nhận biết biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền
Thông tin từ bác sĩ chuyên khoa cho biết tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nên người phụ nữ sẽ có những biểu hiện về tình trạng này khác nhau như: Bạn có thể gặp phải sự bất thường về chu kỳ kinh nguyệt hoặc bất thường về số ngày hành kinh hay máu kinh. Thậm chí có trường hợp có tất cả các biểu hiện đặc trưng. Cụ thể:
Biểu hiện về chu kỳ kinh
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại đều đặn trong khoảng từ 28-32 ngày. Nhưng ở những người bị rối loạn kinh nguyệt, số ngày về chu kỳ kinh nguyệt này có thể khác đi như sau:
◈ Chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến sớm, ngắn hơn 22 ngày – Đây sẽ gọi là vòng kinh thưa.
◈ Chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến trễ, lâu hơn 35 ngày – Đây gọi là vòng kinh dài.
◈ Chu kỳ kinh nguyệt của chị em trong vòng 6 tháng chưa thấy xuất hiện – Đây gọi là vô kinh.
Biểu hiện về lượng máu và ngày hành kinh
Bình thường lượng máu kinh nguyệt mất đi sau một chu kỳ kinh trung bình rơi vào khoảng 50-80ml. Theo đó, nếu gặp phải các bất thường về lượng máu kinh và số ngày có kinh dưới đây, thì đó là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền.
◈ Lượng máu kinh chảy ra sau 1 chu kỳ kinh nhiều hơn 80ml/ kỳ, từ 100ml trở lên – Đây gọi là cường kinh (băng kinh).
◈ Lượng máu kinh chảy ra ít hơn 20ml/kỳ và thời gian hành kinh cũng ngắn hơn 2 ngày – Đây gọi là thiểu kinh.
◈ Nếu số ngày hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.
Bên cạnh 2 tình trạng bất thường chính nêu trên về chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng thay đổi màu sắc của máu kinh như: màu đỏ tươi, hồng nhạt, tím đen, lẫn cục máu,… hoặc thống kinh (đau bụng kinh) trước, trong và sau chu kỳ.
Phân loại nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền
Để nói về nguyên nhân, chúng ta sẽ phân thành 3 dạng như sau:
Dạng 1: Kinh nguyệt trước kỳ
Theo y học cổ truyền, khi kinh nguyệt có sớm hơn 7 ngày so với các chu kỳ trước thường sẽ xuất phát từ những nguyên nhân với các triệu chứng sau:
➭ Huyết nhiệt: Kinh nguyệt trước kỳ, lượng máu nhiều, màu máu đỏ tía, có lẫn lẫn máu cục, tiểu đỏ, mạch hoạt sác, rêu lưỡi vàng.
➭ Hư nhiệt: Kinh nguyệt trước kỳ, lượng máu kinh ít, màu đỏ kèm biểu hiện hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon giấc, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.
➭ Khí hư: Kinh nguyệt trước kỳ, lượng máu nhiều, có màu nhạt, loãng, cơ thể mệt mỏi, nhạt lưỡi, hơi thở ngắn, mạch hư nhược vô lực, rêu lưỡi mỏng ướt.
Dạng 2: Kinh nguyệt sau kỳ
Ngày hành kinh xuất hiện trễ hơn bình thường quá 7 ngày, điều này có thể do những nguyên nhân dưới đây:
➭ Do hàn (phong hàn, hư hàn): Chậm kinh, lượng máu kinh xuất ra ít, màu nhạt. Thân lạnh, người mệt mỏi, đau bụng kinh, phong hàn hoặc mạch trầm trì vô lực (hư hàn).
➭ Do huyết hư: Trễ kinh, lượng máu kinh ra ít, cả người luôn trong trạng thái mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt trắng, da khô, xây xẩm mặt mày, lưỡi nhạt không rêu, mạch tế sác.
➭ Do huyết ứ: Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền ở thể này, kinh nguyệt sau kỳ kinh, lượng máu ra ít, có màu sẫm, lẫn cục máu đông, vùng bụng chướng, đau bụng dưới, kèm táo bón, mạch trầm sát, lưỡi xám.
➭ Do khí uất: Cũng là hiện tượng bị chậm kinh, máu kinh ra ít, kèm đau chướng bụng dưới, tức ngực và mạch huyền sắc.
➭ Do đàm thấp: Trễ kinh, máu ra màu nhạt, nhạt miệng, chán ăn, chướng bụng, mạch huyền hoạt và lưỡi trắng nhợt.
Dạng 3: Kinh nguyệt khi sớm khi muộn
Tình trạng kinh nguyệt xuất hiện không theo định kỳ, khi sớm khi muộn có thể là do 1 trong các biểu hiện liên quan đến các vấn đề sức khỏe dưới đây theo y học cổ truyền:
➭ Khí uất kết: Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít, có sắc tía và lẫn máu cục, vú căng đau khi gần hoặc đến ngày hành kinh, ợ hơi, táo bón, người dễ cáu gắt, mạch huyền sác.
➭ Tỳ hư: Kinh nguyệt không đều, máu kinh ít, màu nhạt. Ở dạng này thường xuất phát từ nguyên nhân cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, miệng nhạt hay hồi hộp, rêu lưỡi trắng, hoa mắt chóng mặt và mạch hư nhược.
➭ Can thận hư: Ngày hành kinh thất thường, có lúc đến sớm lúc muộn, kinh ra loãng, màu nhạt. Ngoài ra, còn xuất hiện kèm thêm các biểu hiện khác như: Bị chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, mạch trầm nhược.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt theo đông y
Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền là do huyết nhiệt, hư nhiệt, khí hư, huyết hư, huyết ứ, can thận hư tổn khiến khí huyết không thông… Do đó, các bài thuốc Đông y tập trung điều trị các chứng huyết hư, huyết nhiệt và giúp phục hồi các chức năng can, tỳ, thận,… Qua đó, giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa tình trạng này tái phát như sau:
Bài thuốc 1
Với bài thuốc có tác dụng hóa ẩm chữa huyết hư, huyết nhiệt giúp ổn định khí huyết. Áp dụng trong trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt với các triệu chứng đỉnh hình như: Kinh nguyệt đến sớm, lượng máu kinh nhiều, máu kinh sẫm màu, vón cục và mùi hôi tanh.
➢ Nguyên liệu: Hoàng cầm 12g, Xích thược 12g, Sinh địa 12g, Bạch môn đông 12g, Thạch hộc 10g, Đan bì 2g, Bạch linh 2g.
➢ Liều dùng: Sắc những nguyên liệu trên và uống 1 thang thuốc này trước kỳ kinh 7 ngày sẽ có hiệu quả.
Bài thuốc 2
Đây là bài thuốc chữa hư hàn giúp điều hòa lượng máu kinh, màu máu kinh, lưu thông khí huyết. Bài thuốc này hiệu quả với những người bị chứng hư hàn khiến kinh nguyệt ra ít, màu kinh nhợt nhạt, khí huyết không lưu thông hay những người thể hàn, cơ thể sợ lạnh, môi nhợt nhạt đau bụng…
➢ Nguyên liệu: Thục địa 12g, Đảng sâm 12g, Ngải cứu 12g, Hà thủ ô 10g, Xuyên khung 10g, Xương hồ 8g, Can khương 8g.
➢ Liều dùng: Sắc thuốc uống ngày một thang, chị em hãy uống khoảng 5 – 10 thang sẽ nhận thấy hiệu quả.
Bài thuốc 3
Bài thuốc này có công dụng bồi bổ khí huyết, thường dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều máu kinh, rong kinh dài ngày, hay lo âu, suy nghĩ, cơ thể bị suy nhược.
➢ Nguyên liệu: Đương quy (đã phơi khô và tẩm rượu), Bạch truật, Thục địa, Đẳng sâm, Bạch thược, Bạch linh mỗi vị 12g, Xuyên khung khoảng 6 – 8g, Chích thảo khoảng 2 – 4g, Sinh khương 2 – 3 lát và Đại táo 2 quả.
➢ Cách dùng: Bạn cũng thực hiện sắc theo hướng dẫn và uống mỗi ngày 1 thang.
Đó là những cách điều trị rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền. Nếu với những cách điều trị trên không mang lại hiệu quả, khi này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Trường Hải. Để bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả, an toàn hơn. Mong qua bài viết này đã giúp chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ muốn được chuyên viên tư vấn thêm hãy gọi đến Hotline: 0961 300 273 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp chi tiết hơn.