Mục Lục
HPV là một trong những loại virus có tốc độ lây nhiễm cao, nó cũng được cho là nguyên nhân của nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Ngoài khả năng lây truyền qua đường tình dục không an toàn, virus này có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua việc tiếp xúc với vật dụng chứa dịch tiết của người mang mầm bệnh. Điều này khiến nhiều người lo lắng và tìm hiểu virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường để có cách phòng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Tìm hiểu chung: Virus HPV
HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus có khả năng lây truyền thông qua đường tình dục không an toàn, tiếp xúc da kề da, dùng chung vật dụng cá nhân và lây nhiễm từ mẹ sang con (hiếm khi xảy ra). Loại virus này cũng được cho là nguyên nhân gây ra hơn 90% trường hợp ung thư (cổ tử cung, âm hộ, âm đạo) ở phụ nữ và ung thư (dương vật, hậu môn, vòm họng) ở nam giới. HPV cũng là tác nhân chính làm xuất hiện các u nhú và sùi mào gà (vùng sinh dục, miệng, mắt, hậu môn,…).
Virus HPV có kích thước rất nhỏ, thậm chí nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào biểu mô của con người. Chúng thường trú ngụ trên các tế bào niêm mạc, bán niêm mạc, cũng như trong cơ quan sinh dục nam và nữ, niêm mạc mắt, miệng và hậu môn.
Virus HPV có đa dạng chủng loại với hơn 100 chủng, nhưng phần lớn chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực tế, mọi người đều có khả năng tiếp xúc với virus HPV ít nhất một lần trong đời nhưng có thể tự khỏi hoặc không ảnh hưởng nào đến sức khỏe.
Trong số các chủng virus HPV, có khoảng hơn 40 chủng lây nhiễm thông qua đường tình dục, gây ra các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục và hậu môn. Đặc biệt, virus HPV chủng loại 16 và loại 18 được xem là nguyên nhân chính gây tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục.
Virus HPV được phân loại thành hai nhóm chính, gồm nhóm HPV nguy cơ cao và nhóm HPV nguy cơ thấp:
- Trong nhóm virus HPV nguy cơ thấp, gồm các chủng như 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81,… Đây là những chủng virus chủ yếu gây ra các bệnh như u nhú sinh dục, sùi mào gà, tổn thương mô và vẩy thấp.
- Trong nhóm virus HPV nguy cơ cao, gồm các chủng như 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68,… Những chủng này có khả năng gây ra các bệnh u nhú sinh dục, sùi mào gà có nguy cơ biến chứng thành ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ giới.
Theo thống kê của một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, 49% số trường hợp nhiễm mới virus HPV được ghi nhận ở nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 15-24. Trong đó, độ tuổi từ 15-49 ghi nhận khoảng 14.100.000 ca nhiễm mới thì độ tuổi từ 15-24 đã chiếm khoảng 6.910.000 số ca nhiễm mới. Điều này cho thấy xu hướng lây nhiễm virus HPV đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là ở thanh thiếu niên trẻ tuổi chưa đảm bảo thực hiện hoạt động tình dục an toàn.
Nguyên nhân bị lây nhiễm virus HPV
✜ Tình dục không an toàn: HPV chủ yếu lây nhiễm thông qua đường tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ bừa bãi, quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau (bao gồm việc quan hệ qua đường sinh dục, miệng hoặc hậu môn).
✜ Lây nhiễm từ mẹ sang con: Nếu mẹ bị nhiễm HPV ở khu vực đường sinh dục sẽ có khả năng truyền virus HPV cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (mặc dù hiếm khi xảy ra).
✜ Tiếp xúc da kề da, niêm mạc và vật dụng chứa HPV: Việc tiếp xúc da kề da, niêm mạc mô mềm hoặc vật dụng mà chứa virus HPV có thể là nguồn lây nhiễm.
Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường?
HPV có khả năng chịu đựng khá cao, chúng có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên trong thời gian dài (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của môi trường xung quanh). Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, virus HPV cần phải ký sinh trên vật chủ và hút chất dinh dưỡng, vì vậy, chúng không thể sống lâu ngoài môi trường mà không có vật chủ. Điều này khiến cho môi trường cơ thể con người được coi là lý tưởng để loại virus này sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Thời gian tồn tại của virus HPV ngoài môi trường phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ cụ thể. Khi rời khỏi cơ thể con người, virus này không thể sống lâu. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với cơ thể con người, chúng có thể tấn công và phát triển nhanh chóng sau một thời gian ủ bệnh.
Trên bề mặt ẩm ướt
Ở môi trường ngoài cơ thể, trong điều kiện ẩm ướt, HPV vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh sau 7 ngày, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm giảm đi khoảng 70%. Trong trường hợp HPV có trong một vết máu (hay huyết thanh) bên ngoài cơ thể, khả năng lây nhiễm giảm chỉ khoảng 50% sau 7 ngày.
Ở phụ nữ, dịch tiết âm đạo không có khả năng tiêu diệt HPV nhưng nó có thể làm giảm khả năng lây nhiễm của virus này. Nghiên cứu cho thấy rằng khi HPV tồn tại trong dịch tiết âm đạo bên ngoài cơ thể, khả năng lây nhiễm giảm đi hơn 80% sau 7 ngày.
Vì vậy, các vật dụng như khăn tắm, đồ lót, băng vệ sinh, giấy vệ sinh và các vật dụng cá nhân khác có thể là nguồn lây nhiễm virus HPV trong cộng đồng, đặc biệt khi vật dụng cá nhân có tiếp xúc với máu sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm.
Trong môi trường khô ráo
Virus HPV có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường nóng và khô. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của HPV giảm khoảng 90% sau 7 ngày khi ở trong môi trường khô ráo và thông thoáng khí.
Virus HPV không thể tồn tại trong môi trường thế nào?
Điều kiện lý tưởng để virus HPV phát triển là ở gần tầng ngoài của da ở nhiệt độ từ 30 – 40 độ C. Điều này giải thích tại sao virus HPV dễ lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường. Khi rời khỏi cơ thể vật chủ, virus HPV sẽ bị tiêu diệt nếu nhiệt độ bên ngoài vượt quá 60 độ C.
Vì vậy, với mức nhiệt độ của môi trường thông thường (ở mùa đông hoặc mùa hè) không đủ để loại virus này bị tiêu diệt. Nếu nhiệt độ giảm xuống quá thấp, virus HPV sẽ tạm ngưng hoạt động, ẩn mình và chờ đợi cơ hội để bùng phát trở lại khi đạt điều kiện thuận lợi.
Cách phòng tránh lây nhiễm HPV
Tiêm vắc xin chính là biện pháp hiệu quả và an toàn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh do virus HPV gây ra. Các chuyên gia y tế thường khuyến nghị tiêm vắc xin HPV cho mọi đối tượng nam giới (9 – 21 tuổi) và nữ giới (9 – 26 tuổi), nhất là thời điểm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để mang lại hiệu quả phòng ngừa virus HPV tối đa.
Ngoài việc tiêm vắc xin, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh virus HPV khác như:
+ Sử dụng bao cao su khi thực hiện quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV, tuy nhiên không phải tất cả các vùng da đều được bao cao su che phủ hoàn toàn, vì vậy biện pháp này vẫn mang rủi ro lây nhiễm.
+ Duy trì quan hệ tình dục thủy chung, một vợ một chồng, hạn chế số lượng bạn tình nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh đường tình dục khác.
+ Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và ức chế sự phát triển của virus HPV nếu đã bị lây nhiễm.
+ Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung để giảm nguy cơ mắc bệnh và phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn nếu có.
Trên đây là những thông tin liên quan đến “Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường” được các bác sĩ chuyên khoa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề nào khác, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn cho bạn trong thời gian sớm nhất.