Mục Lục
Bệnh trĩ là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay, không chỉ gây ra nhiều khó chịu mà nó còn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt thông thường của người bệnh. Trong y học dân gian, lá tía tô được xem là một trong những nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả ngay tại nhà trong bài viết này nhé!
Tác dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ (búi trĩ vùng hậu môn) xảy ra là do các mao mạch ở khu vực hậu môn trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực chèn ép lớn, dẫn đến biến dạng, sưng phồng và phình to hơn bình thường. Các yếu tố tạo ra áp lực chèn ép này bao gồm tình trạng ít vận động, táo bón mãn tính, ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, uống quá ít nước, tuổi tác, mãn kinh, thai kỳ, thói quen ngồi hoặc đứng lâu, tâm lý chịu sự căng thẳng, lo âu hoặc stress kéo dài…
Nếu không sớm thực hiện các biện pháp khắc phục và điều trị, búi trĩ có thể trở nên nghiêm trọng, sưng phồng to hơn và lòi hẳn ra ngoài hậu môn. Điều này không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức, ngứa rát, sưng nóng, chảy máu… mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tía tô là một loại cây thân thảo xuất phát từ khu vực Đông Á, chúng thường được trồng để sử dụng như một loại rau thơm hoặc gia vị cho các món ăn. Lá tía tô có đường viền hình răng cưa, mang màu sắc từ xanh tươi đến tím đậm, với hương thơm nồng đặc trưng. Hương vị của lá tía tô được mô tả giống như sự kết hợp của húng quế, bạc hà và một chút hương cam.
Ở Việt Nam, lá tía tô thường được thêm vào các món nướng, xào, salad, gỏi cuốn, bánh tráng cuốn,… để tạo thêm hương vị và màu sắc đặc trưng. Loại lá này cũng được sử dụng để trang trí nhiều món ăn để tạo ra điểm nhấn thú vị và hấp dẫn. Ngoài ra, lá tía tô còn được dùng làm nguyên liệu trong một số loại sản phẩm mỹ phẩm và thuốc điều trị bệnh.
– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá tía tô chứa các hợp chất fenol quan trọng như axit rosmarinic, luteolin và apigenin. Những hợp chất này không chỉ có khả năng chống oxy hóa mà còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Các hợp chất khác như axit rosmarinic và apigenin có trong lá tía tô cũng có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, lá tía tô có thể được sử dụng để giảm viêm và hỗ trợ quá trình lành vết thương do búi trĩ gây ra. Ngoài ra, lá tía tô còn chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, vitamin K, kali, canxi và sắt… giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng và hỗ trợ nhiều chức năng hoạt động của cơ thể.
– Trong y học dân gian, lá tía tô được cho là có tác dụng kích thích và cải thiện hoạt động ở hệ tiêu hóa. Do đó, nó thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và táo bón. Lá tía tô cũng được dùng để điều trị một số vấn đề viêm nhiễm như viêm họng, viêm xoang, viêm ruột và các tình trạng viêm nhiễm da khác. Không những vậy, loại cây này còn có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức cơ xương, đau nhức khớp và đau rát khó chịu ngoài da.
Nhờ vào những công dụng trên, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô tại nhà để giảm bớt tình trạng sưng đau, viêm nhiễm, chảy máu… ở khu vực hậu môn; đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các khu vực lân cận khác.
4 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô
Đây là một phương pháp điều trị bệnh trĩ vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả chữa trị. Người bệnh chỉ cần sử dụng nước từ lá cây tía tô đều đặn mỗi ngày để cải thiện chức năng hoạt động ở hệ tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng khó chịu như sưng đau, viêm nhiễm, chảy máu… do búi trĩ gây ra.
Thực hiện: Chuẩn bị một ít lá tía tô, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn, cho thêm ít nước rồi lọc bã và nước để riêng. Phần nước thu được uống đều đặn mỗi ngày, phần bã thu được thì đắp lên khu vực tổn thương sưng đau ở hậu môn.
Đắp lá tía tô
Đắp trực tiếp lá tía tô lên khu vực hậu môn bị sưng đau, nóng rát và viêm nhiễm… có thể giúp giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu này, đồng thời làm mờ vết thâm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ thu nhỏ dần búi trĩ.
Thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50 gram lá tía tô, rửa sạch với nước muối loãng trong 10-15 phút và để ráo nước. Cho lá tía tô vào cối giã nát hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau khô nhẹ bằng khăn mềm sạch. Lấy phần bã xay nhuyễn ở trên đắp lên khu vực hậu môn sưng đau trong khoảng 15-20 phút rồi vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau khô. Kiên trì thực hiện cách làm này đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng đau rát khó chịu do búi trĩ gây ra.
Xông hơi với lá tía tô
Thực hiện phương pháp xông hơi với nước lá tía tô ở khu vực hậu môn bị sưng đau, nóng rát và viêm nhiễm có thể giúp làm dịu các triệu chứng trên, đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi của búi trĩ diễn ra nhanh hơn.
Thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50 gram lá tía tô, 1 củ gừng và ít lá bưởi (có thể thay thế bằng vỏ bưởi), đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 5-10 phút. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi đun sôi với khoảng 1.5-2 lít nước, chờ đến khi sôi thêm 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước lá tía tô ra chậu và xông hơi vùng hậu môn, xông đến khi nước nguội thì dùng nước này ngâm rửa vùng hậu môn để giảm triệu chứng đau rát và viêm nhiễm.
Chế biến thành món ăn
Lá tía tô có thể được sử dụng như một loại rau sống ăn kèm hoặc chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, không chỉ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa – nhuận tràng mà còn làm giảm chứng táo bón và các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên.
Thực hiện: Chuẩn bị ít lá tía tô, rửa sạch với nước muối loãng khoảng 10-15 phút. Cho lá tía tô đã chuẩn bị để thêm vào các món ăn hàng ngày như cháo, gỏi, gỏi cuốn, thịt luộc,… Hoặc cũng có thể ăn trực tiếp như một loại rau sống để cải thiện quá trình nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón và tái phát bệnh trĩ.
Lá tía tô có kháng viêm – kháng khuẩn giúp làm dịu tổn thương và cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa, tuy nhiên loại cây này chỉ có thể hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã ở tình trạng nghiêm trọng hoặc lòi ra bên ngoài hậu môn.
Vì vậy, nếu triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hoặc không có sự cải thiện khi tự điều trị tại nhà thì người bệnh nên sớm tìm đến các cơ sở chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, qua đó hạn chế được các nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trên đây là những thông tin về 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà đã được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám tại Hải Dương giải đáp chia sẻ. Nếu còn vấn đề khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ cụ thể, bạn đọc nên liên hệ sớm với chúng tôi qua số điện thoại sau Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ trực tiếp, đồng thời sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).