Mục Lục
Bài viết hôm nay chuyên gia sẽ thông tin cụ thể về các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và dấu hiệu nhận biết. Bởi phần lớn đối tượng chị em phụ nữ đều ít nhất một lần trong đời bị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nhằm qua bài viết này, giúp chị em nhận biết đúng đắn hơn về tình trạng kinh nguyệt của bản thân, để có cách khắc phục sớm, an toàn.
Tìm hiểu: Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Trước điểm qua các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và dấu hiệu nhận biết. Chúng ta cùng vào tìm hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và thế nào được gọi là sự rối loạn kinh nguyệt. Qua đó, giúp chị em có nhiều thêm những thông tin đúng đắn về kinh nguyệt của bản thân.
Thông tin từ bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Trường Hải cho biết: Kinh nguyệt đó là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Chúng bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi dậy thì. Và kinh nguyệt được thể hiện bằng hiện tượng chảy máu âm đạo vào những chu kỳ nhất định hàng tháng dựa trên sự vận hành của buồng trứng. Thông thường, với vòng tuần hoàn của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được diễn ra như sau:
➭ Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lập lại đều trong 28 ngày nhưng có thể dao động trong khoảng 21 – 32 hoặc 35 ngày. Đây cũng được đánh giá là kỳ kinh nguyệt bình thường.
➭ Dù bạn chưa nắm rõ được các dạng rối loạn kinh nguyệt, nhưng bạn cần biết rằng thời gian hành kinh trong mỗi chu kỳ thường kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày (điều này còn tùy thuộc vào từng đối tượng, tình trạng sức khỏe và cơ địa).
Tóm lại, một chu kỳ kinh nguyệt vận hành đều đặn như trên được gọi là chu kỳ kinh ổn định/bình thường. Và ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rối loạn đó là hiện tượng số ngày hành kinh đến và hết không theo quy luật trên. Cụ thể vòng lặp của chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hoặc dài hơn bình thường. Đồng thời, còn kèm theo đó là những dấu hiệu bất thường liên quan khác như: Màu sắc kinh nguyệt thay đổi, rong kinh, đau khó chịu vùng bụng dưới…
Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và dấu hiệu nhận biết
Theo số liệu thống kê cho thấy: Có khoảng 75% trong số tất cả các phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Thế nên, chị em cần nắm rõ rõ các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và dấu hiệu điển hình dưới đây. Để có thể sớm nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bản thân và chủ động thực hiện thăm khám, điều trị sớm bảo vệ tốt cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Cụ thể:
Bất thường về độ tuổi
Trong mọi độ tuổi đều có sự bất thường và gây rối loạn kinh nguyệt như:
- Tuổi dậy thì: Có dậy thì sớm, dậy thì muộn (bởi tuổi có kinh thường sẽ bắt đầu từ lúc các bạn nữ ở 12, 13 tuổi). Nhưng do chế độ dinh dưỡng. môi trường sống, lối sống thay đổi khiến cho tuổi dậy thì của các bạn có xu hướng sớm hơn hoặc cũng có thể đến trễ hơn.
- Trong độ tuổi sinh sản: Bất thường về độ tuổi cũng là một trong các các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Nhưng trong độ tuổi sinh sản nếu bị rối loạn kinh nguyệt cần chú ý hơn. Bởi nó có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động trực tiếp đến chức năng sinh sản sau này.
- Tuổi mãn kinh: Có thể gây mãn kinh sớm, mãn kinh muộn, mãn kinh được tính từ khoảng thời gian 12 tháng sau khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh. Mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi (50 ± 5 tuổi).
Bất thường về số ngày hành kinh
Tức là số ngày hành kinh của bạn ngắn hoặc dài hơn bình thường như: Rong kinh hiện tượng hành kinh nguyệt của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc bị thiểu kinh tức số ngày có kinh < 2 ngày. Ngoài ra, còn có hiện tượng rong huyết hiểu đó là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh, tình trạng rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ nhất định.
Bất thường về chu kỳ kinh
Một trong các dạng rối loạn kinh nguyệt khác đó là sự bất thường về chu kỳ kinh. Cụ thể:
- Kinh nguyệt không đều: Tức chu kỳ kinh nguyệt của chị em không có tính quy luật. Thời gian có kinh giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc cũng có thể là vài ngày. Lượng máu kinh có lúc ra nhiều nhưng có lúc ít.
- Kinh nguyệt giữa kỳ kinh: Hiểu đó là trong vòng kinh 28 ngày đó bạn xuất hiện kinh nguyệt 2 lần (còn gọi là có kinh giữa hai chu kỳ.
- Chu kỳ kinh ngắn: Đó là thời gian chu kỳ kinh ngắn ít hơn 21 ngày.
- Kinh nguyệt thưa: Hiểu đó là chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài hơn 36 ngày đến 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa.
- Vô kinh: Tức từ nhỏ đến lớn bạn không hề có kinh nguyệt đây gọi là vô kinh nguyên phát. Hoặc trường hợp đã có kinh một thời gian, sau đó biến mất trong khoảng 6 tháng trở lên mà không do nguyên nhân mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát.
- Bế kinh: Đây cũng thuộc các dạng rối loạn kinh nguyệt chị em cần lưu tâm. Theo đó, với phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc trước đó hành kinh bình thường, nhưng hiện tại đã liên tục 3 tháng mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện thì gọi là bế kinh (tắc kinh).
Bất thường về lượng máu kinh
- Đa kinh, cường kinh, rong kinh: Đó là hiện tượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường trên 50-150ml.
- Thiểu kinh: Là lượng kinh nguyệt ít hơn bình thường dưới 20ml, dựa trên lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí bạn không dùng hay thời gian hành kinh ít hơn 2 ngày.
Bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt
Đây cũng là một trong các dạng rối loạn kinh nguyệt chị em cần nên chú ý. Bởi ngoài các biểu hiện cụ thể về số ngày hành kinh, lượng máu kinh, chu kỳ kinh, thì những biểu hiện khác kèm theo cũng khiến chị em gặp nhiều khó chịu trong cuộc sống. Như bị thống kinh đó là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu cơn đau nhiều và nặng có thể xuyên ra cột sống, lan ra toàn bụng và lan xuống đùi. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.
Bất thường về phát triển nang trứng
Nói về các dạng rối loạn kinh nguyệt tất nhiên không thể thiếu sự bất thường về phát triển nang trứng. Cụ thể vòng kinh không rụng trứng tức chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín. Do đó, không diễn ra hiện tượng phóng noãn và cuối cùng không có hiện tượng kinh nguyệt xảy ra.
Những biểu hiện bất thường nêu trên đều được gọi là các dạng rối loạn kinh nguyệt. Thế nên, các chị em phụ nữ nếu gặp một trong những rối loạn trên, thì hãy chủ động đến đơn vị phòng khám chuyên khoa sản phụ khoa để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán chính xác. Sau đó, sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này của mình.
Tin qua bài viết các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và dấu hiệu nhận biết, đã giúp chị em có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ muốn được chuyên viên tư vấn thêm riêng tư, hãy gọi đến Hotline: 0961 300 273 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia kinh nghiệm giải đáp chi tiết hơn.