Mục Lục
Bệnh trĩ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhiều người mong muốn tìm hiểu sử dụng các phương pháp điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mang lại hiệu quả. Sau đây, bài viết sẽ cung cấp thông tin cách chữa bệnh trĩ bằng lá hẹ, hãy cùng theo dõi nhé!
Chữa bệnh trĩ bằng lá hẹ được không?
Bệnh trĩ xuất hiện do khu vực vùng bụng và hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực chèn ép lớn. Nguyên nhân gây ra các áp lực này chủ yếu xuất phát bởi tình trạng táo bón kéo dài, uống quá ít nước, không cung cấp đủ chất xơ, tuổi tác, thai kỳ, căng thẳng hoặc stress kéo dài,…
Nếu những áp lực này diễn ra trong thời gian dài, chúng sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng bị sưng phồng biến dạng, tắc nghẽn và tạo thành búi trĩ gây ra triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu khi người bệnh đại tiện hoặc ngồi lên mặt phẳng cứng.
Lá hẹ (Allium tuberosum) thuộc họ hành được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, được dùng phổ biến trong nhiều món ăn và bài thuốc dân gian. Cây hẹ phát triển thành bụi cao khoảng 30-60 cm; phần củ gốc nhỏ dài; lá màu xanh tươi, hình xẻ và mảnh nhọn; hoa hẹ có màu trắng hoặc hồng nhạt, thường nở vào mùa hè.
Lá hẹ từ xưa đến nay đã được trong nhiều món ăn Việt bởi hương vị thơm nồng (tương tự như hành nhưng nhẹ hơn). Nó thường được sử dụng trong các món xào, súp, nhân bánh hoặc rau sống (trong các món salad và gỏi cuốn)… Ngoài giá trị về ẩm thực, cây hẹ còn được sử dụng trong y học truyền thống. Nó là loại thảo dược có hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đau và làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, ho sốt, đau họng. Ngoài ra, hẹ cũng được cho là mang lại tác dụng diệt khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Vì các công dụng trên, lá hẹ được xem là một nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh trĩ, giúp điều hòa khí huyết, giảm đau và tắc nghẽn lưu thông máu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và nhuận tràng, từ đó giảm triệu chứng táo bón,…
Ngoài ra, lá hẹ còn có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi tổn thương do búi trĩ gây ra, đồng thời giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Việc sử dụng lá hẹ cũng giúp giảm bớt nguy cơ xuất huyết và tăng cường độ bền cho các mao mạch xung quanh khu vực hậu môn.
3 Cách dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ hiệu quả
Uống nước lá hẹ
Người bệnh có thể sử dụng nước từ lá hẹ để uống nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng nước hẹ mỗi ngày sẽ đảm bảo khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxi hóa và hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh trĩ.
Thực hiện: Chuẩn bị lá hẹ tươi, rửa sạch và cắt thành những đoạn nhỏ. Đun một lượng nước đủ dùng (khoảng 1.5l), đến khi nước sôi cho lá hẹ đã chuẩn bị vào, đậy nắp và ngâm lá hẹ trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất trong lá thẩm thấu vào nước. Sau đó, lọc lấy phần nước hẹ, nên sử dụng phần nước hẹ này ngay trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xông hơi với lá hẹ
Xông hơi với lá hẹ là phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả nhanh hơn so với việc uống cho những người bệnh có búi trĩ bị sưng đỏ và đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, khi thực hiện, người bệnh nên hạn chế thời gian xông hơi để tránh bị phỏng hoặc gây thêm tổn thương lên búi trĩ. Nên sử dụng phương pháp này kèm với uống nước lá hẹ ở trên để tối ưu hóa kết quả điều trị và giúp khắc phục bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài.
Thực hiện: Chuẩn bị lá hẹ tươi, rửa sạch và để ráo. Đun một lượng nước (khoảng 1.5-2l), đến khi nước sôi cho lá hẹ vào, đậy nắp và ngâm lá hẹ trong khoảng 10-15 phút. Đổ nước hẹ ra chậu xông, cẩn thận xông, tránh tiếp xúc trực tiếp với nồi nước nóng. Sau khi nước xông đã nguội, dùng nước lau rửa búi trĩ để giảm triệu chứng sưng đau và viêm nhiễm.
Đắp bằng lá hẹ
Người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp đắp lá hẹ lên búi trĩ tổn thương ở khu vực hậu môn tràng nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm nguy cơ viêm nhiễm xảy ra.
Thực hiện: Chuẩn bị lá hẹ tươi, rửa sạch loại bỏ bụi và cặn bẩn. Sau đó, cắt lá hẹ thành các đoạn nhỏ rồi xay nhuyễn và trộn đều với giấm. Rửa khu vực búi trĩ sưng đau bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn mềm, đắp lá hẹ che phủ toàn bộ lên búi trĩ (người bệnh có thể sử dụng băng gạc để cố định tạm thời vị trí đắp lá hẹ). Sau khi đắp khoảng 15-20 phút vệ sinh sạch sẽ lại hậu môn và lau khô, thường xuyên áp dụng để giảm triệu chứng bệnh.
Tuy rằng lá hẹ có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu vết thương và hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương ở búi trĩ. Nhưng người bệnh cần lưu ý lá hẹ chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã ở mức độ nghiêm trọng (sa ra ngoài hậu môn).
Vì vậy, nếu triệu chứng bệnh nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng trên địa bàn như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải. Qua đó được các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm thực hiện điều trị y tế kịp thời, hạn chế được nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Chữa bệnh trĩ bằng lá hẹ có được không? Thực hiện như thế nào?” được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám ở Hải Dương giải đáp chia sẻ. Nếu còn vấn đề khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ, người bệnh có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ trực tiếp và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).