Hút thai là biện pháp can thiệp ngoại khoa để chấm dứt thai kỳ hoàn toàn ở phụ nữ. Chính vì vậy, việc bổ sung thực phẩm cần được chú ý vì nó có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực sau quá trình phá thai này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua chuyên mục “Phá thai hút thai xong có được ăn thịt vịt không?” trong bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những dinh dưỡng thịt vịt mang lại

Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng thịt vịt đem lại rất cao. Trong đó 100 gram thịt vịt sẽ có khoảng 20 gram chất đạm (hàm lượng này thậm chí cao hơn nhiều so với thịt bò, thịt lợn và trứng ở cùng khối lượng). Đó là còn chưa tính đến các chất dinh dưỡng khác như canxi, sắt, vitamin, khoáng chất,…có trong thịt vịt. Cụ thể như:

– Protein: Thịt vịt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein quan trọng, giúp tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể, tăng cường tái tạo cơ bắp, mô cơ và nâng cao hệ thống miễn dịch. Protein là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, đặc biệt là ở các trường hợp phụ nữ vừa thực hiện quá trình nạo hút phá thai.

– Chất béo: Trong thịt vịt chứa nhiều thành phần chất béo (tùy thuộc vào phần thịt vịt và cách chế biến mà lượng chất béo sẽ khác nhau). Chất béo cung cấp năng lượng, giups bảo vệ các cơ quan nội tạng, hỗ trợ hấp thu vitamin và tham gia vào quá trình tổng hợp nên hormone sinh học.

Dinh dưỡng trong thịt vịt

Dinh dưỡng trong thịt vịt

– Vitamin B: Thịt vịt cung cấp nhiều loại vitamin nhóm B như vitamin B6, vitamin B12, niacin (B3), riboflavin (B2), thiamin (B1) và folate (B9)… Những loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và tái tạo tế bào máu. Điều này đặc biệt cần thiết do chị em phụ nữ thường bị xuất huyết âm đạo sau khi hút thai.

– Khoáng chất: Thịt vịt cũng cung cấp các khoáng chất như sắt, kẽm, phosphorus và selen. Trong đó, chất sắt là một thành phần quan trọng của hồng cầu và hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan; chất kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh học và tăng cường miễn dịch; phosphorus cùng với canxi hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe xương; selen là một chất chống oxy hóa và chống dị ứng viêm nhiễm.

Ngoài ra, theo các bài thuốc Đông y, việc sử dụng thịt vịt có thể giúp cơ thể cân bằng năng lượng, cung cấp dưỡng chất, tăng cường vị giác và hỗ trợ điều trị rối loạn tiểu tiện, bồi bổ khí huyết nội tạng, thúc đẩy lưu thông nước, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, loại bỏ các chất độc tố gây hại,… Do đó, việc sử dụng thịt vịt đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe.

Phá thai hút thai xong có được ăn thịt vịt không?

Sau quá trình hút phá thai, bởi đây là biện pháp ngoại khoa tác động trực tiếp vào khu vực tử cung của phụ nữ nên cơ thể chị em sẽ xảy ra tình trạng mệt mỏi và kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.

Hơn nữa, đây còn là giai đoạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, do cổ tử cung cần thời gian để hồi phục mới có thể trở lại hoạt động như bình thường. Chính vì vậy, quá trình phục hồi sau phá thai là rất quan trọng, chị em nên chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe và thiết lập cho bản thân chế độ ăn uống khoa học hợp lý.

Phá thai hút thai xong có được ăn thịt vịt không?

Phá thai hút thai xong có được ăn thịt vịt không?

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng không nên ăn thịt vịt sau khi vừa thực hiện nạo hút phá thai. Dù thịt vịt là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và có tác động xấu đến quá trình phục hồi tổn thương.

Vì vậy, sau khi phá thai hoặc phẫu thuật, không nên sử dụng thịt vịt trong các bữa ăn. Việc ăn thịt vịt khiến vết thương khó lành, gây viêm nhiễm, sưng đỏ, kích ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều nguy cơ khác như viêm nhiễm phụ khoa, tổn thương vùng tử cung và làm suy yếu sức khỏe tổng thể.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ nên hạn chế tiêu thụ thịt vịt trong khoảng từ 1 đến 2 tuần sau khi thực hiện hút phá thai nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chính bản thân.

Nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất sau phá thai, hút thai?

Thực phẩm giàu vitamin

Tăng cường bổ sung các nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể không chỉ giúp hỗ trợ sức khỏe miễn dịch mà còn giúp chị em giảm được nguy cơ viêm nhiễm sau quá trình nạo hút phá thai. Điều này cũng thúc đẩy quá trình phục hồi ở tử cung diễn ra tốt hơn. 

Chị em phụ nữ có thể cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin như rau ngót, rau bina, cải bó xôi, bí đỏ, bông cải xanh, cam quýt, cà chua, táo, chuối, dâu và nho…

Thực phẩm chứa axit folic

Thực phẩm chứa nhiều chất axit folic cũng hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào máu. Từ đó đem lại nhiều lợi ích sau quá trình phá bỏ thai kỳ, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ. 

Chính vì thế, bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều axit folic vào chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết, chị em có thể thêm các loại rau xanh có màu đậm, các loại đậu hạt, nấm, măng tây, đậu bắp, kiwi, trái cây thuộc họ cam quýt,… vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Nên ăn gì sau khi nạo hút phá thai?

Nên ăn gì sau khi nạo hút phá thai?

Thực phẩm giàu canxi

Các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần canxi có thể giúp cơ thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi, đau nhức và khó chịu, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới và vùng chậu. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như phô mai, sữa chua, cá biển, cải xoăn, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành,… vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày của bản thân.

Thực phẩm giàu magie

Sau khi đình chỉ thai kỳ, các chị em có thể rơi vào tình trạng suy nhược, buồn bã và lo âu. Các trạng thái tinh thần bị tác động, stress kéo dài này có thể dẫn đến chứng trầm cảm và gây nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi của sức khỏe.

Để giảm thiểu nguy cơ trên, chị em phụ nữ có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của mình các loại thực phẩm giàu magie như yến mạch, gạo lứt, dưa hấu, hạnh nhân, mận khô, cải lá xanh, rau chân vịt, hạt điều, bí đao, … để cải thiện tâm trạng trở nên tích cực hơn, thư giãn tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi sau quá trình nạo hút phá thai.

Ngoài các thực phẩm được khuyến nghị nên sử dụng thường xuyên ở trên, chị em phụ nữ cũng cần lưu ý một số vấn đề khác. Chẳng hạn như hạn chế hoạt động tình dục từ 1-2 tháng sau khi thực hiện phá bỏ thai kỳ để tránh tình trạng mang thai lại quá sớm hoặc tổn thương đến tử cung.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần hạn chế thực hiện các công việc nặng vì nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi nạo hút phá thai. Thay vào đó, các chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và duy trì sự thoải mái, điều này sẽ hạn chế suy nghĩ tiêu cực và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Hy vọng bài viết “Phá thai hút thai xong có được ăn thịt vịt không?” đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan mà bạn đọc và chị em quan tâm thắc mắc. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế cấp thiết thì xin hãy gọi đến Hotline: 0961 300 273 hoặc nhắn tin ngay vào khung chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế có kinh nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải chuyên khoa sẽ trực tiếp hỗ trợ, đồng thời lên lịch thăm khám điều trị sớm nhất cho bạn.