Mục Lục
- 1 Thông tin về sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
- 2 Nguyên nhân gây ra về sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
- 3 Triệu chứng của sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
- 4 Các phương pháp xét nghiệm sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
- 5 Phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
- 6 Cách phòng bệnh sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
Sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi đều là những biểu hiện có thể xảy ra khi lây nhiễm virus HPV – một loại virus chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Để hiểu rõ hơn, mời quý độc giả cũng theo dõi và tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Thông tin về sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh thường lây nhiễm thông qua đường tình dục thiếu an toàn và bừa bãi. Tác nhân chính gây nên bệnh là do HPV (Human Papillomavirus) – một loại virus gây u nhú phổ biến ở người gây ra. Hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được có hơn 100 dạng HPV khác nhau, chia thành hai nhóm chính gồm: nhóm có nguy cơ thấp và nhóm có nguy cơ cao gây ra bệnh ung thư nguy hiểm ở các khu vực khác nhau.
Khi bị lây nhiễm virus HPV, đặc biệt là hai chủng HPV 6 và 11, nguy cơ mắc sùi mào gà sẽ tăng cao. Triệu chứng của bệnh thường là sự xuất hiện của các u nhú, nốt sần, mụn sùi ở vùng cơ quan sinh dục và hậu môn. Đôi khi, một số trường hợp khác, các u nhú, mụn sùi và nốt sần có thể xuất hiện ở miệng, họng, chân răng, môi hoặc lưỡi, được gọi chung với tên gọi là sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở họng là hậu quả của việc bị lây nhiễm virus HPV thông qua việc tiếp xúc tình dục bằng miệng. Virus HPV có thể lây lan dễ dàng qua nước bọt, dịch âm đạo hoặc xâm nhập qua các vết thương hở ở vùng miệng và cổ họng, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn sùi trong vòm họng.
Việc phát hiện mụn sùi mào gà ở họng trong giai đoạn đầu thường gặp nhiều khó khăn, do đó, hiếm khi bệnh được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn ban đầu. Người bệnh chỉ nhận ra tình trạng bệnh lý này khi triệu chứng mụn sùi đã tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn, từ đó kéo dài và gây thêm nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
Sùi mào gà ở chân răng
Sùi mào gà ở chân răng là một trong những biểu hiện lây nhiễm virus HPV tại vùng miệng. Người bệnh sẽ xuất hiện nốt sần và mụn sùi mào gà tại khu vực chân răng. Ban đầu, những nốt sùi này thường có kích thước khá nhỏ, tập trung ở dưới nướu gần chân răng, sau đó chúng gia tăng thêm về số lượng cũng như kích thước, gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khi nhai, nuốt, ăn uống, nói chuyện…
Tình trạng này kéo dài có thể làm chân răng bị viêm nhiễm và xuất hiện mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ làm cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi và suy nhược, mà còn làm giảm cảm giác thèm ăn và tự ti khi giao tiếp với người khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt.
Sùi mào gà ở môi
Theo các chuyên gia y tế, sùi mào gà có thể xuất hiện ở môi khi virus HPV lây nhiễm trong khu vực vùng miệng. Hiện nay, sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội nguy hiểm thuộc top đầu chỉ sau HIV/AIDS và giang mai. Bệnh có thể lây nhiễm và phát triển ở mọi đối tượng cũng như độ tuổi khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn, nhất là những trường hợp thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn và bừa bãi.
Phần lớn những người mắc sùi mào gà ở vùng môi ban đầu thường hiểu nhầm đó chỉ là dấu hiệu dị ứng hoặc nhiệt miệng thông thường. Vì vậy, họ chỉ nhận ra khi những mụn sùi mào gà đã trở nên nghiêm trọng hơn, tập trung lại thành các cụm lớn giống như bông súp lơ hoặc mào gà.
Sau khi bị lây nhiễm sùi mào gà ở môi qua quan hệ tình dục miệng hoặc tiếp xúc với dịch tiết chứa virus HPV, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 đến 9 tháng rồi mới phát ra những triệu chứng rõ ràng có thể nhận biết được bằng mắt thường. Trong giai đoạn này, tình trạng mụn sùi đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên sớm tiến hành điều trị để hạn chế bệnh lan rộng hoặc trở nặng hơn.
Sùi mào gà ở cuống lưỡi
Sùi mào gà ở cuống lưỡi có thể xảy ra nếu bị nhiễm virus HPV trong khu vực vùng miệng. Triệu chứng bệnh thường là những nốt sùi, u nhú nhỏ nổi lên trên bề mặt lưỡi. Mặc dù sùi mào gà tại lưỡi không gây tử vong trực tiếp, nhưng nó có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh tự ti và mặc cảm khi giao tiếp, đồng thời mang theo nguy cơ lây truyền bệnh khá cao cho những người xung quanh.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, khoảng 7% dân số của nước này đang chịu ảnh hưởng của sùi mào gà tại lưỡi. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tình trạng sùi mào gà tại lưỡi đã trở nên phổ biến ở nhóm người trẻ thuộc độ tuổi từ 20 đến 30.
Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tác động của sùi mào gà tại lưỡi có thể lan rộng hơn so với dự đoán ban đầu, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Mụn sùi cũng có thể gây trở ngại đáng kể đến hoạt động giao tiếp, ăn uống, nhai nuốt và các sinh hoạt khác của người bệnh. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến sùi mào gà tại lưỡi, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây ra về sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
Sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi… thường xuất hiện ở những người thực hiện hành vi tình dục qua đường miệng với đối tượng đã bị lây nhiễm bệnh trước đó. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng góp phần lẫy nhiễm và hình thành bệnh như:
✜ Qua vật dụng cá nhân: Sự lây nhiễm của virus HPV gây sùi mào gà tại khu vực miệng, môi, nướu, lưỡi, vòm họng có thể xảy ra khi sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người mang mầm bệnh như khăn tắm, khăn lau mặt, bàn chải răng, dao cạo râu…
✜ Qua quan hệ tình dục: Nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình khác nhau hay thường xuyên tiếp xúc tình dục bằng đường miệng.
✜ Hôn sâu và tiếp xúc thân mật: Thường xuyên hôn môi sâu hoặc tiếp xúc thân mật với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cũng làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh ở khu vực môi miệng, chân răng và lưỡi, nhất là khi có vết thương hở hoặc xuất huyết nhẹ trong miệng.
✜ Nguyên nhân khác: Việc hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia thường xuyên có thể thúc đẩy sự xâm nhập của virus HPV. Việc hút thuốc lá kéo dài có khả năng làm tổn thương niêm mạc trong miệng, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển ung thư miệng. Ngoài ra, những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà ở khu vực môi miệng, lưỡi và họng.
Triệu chứng của sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
Ở miệng
Sau khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 9 tháng kể từ khi virus HPV xâm nhập vào khu vực miệng, triệu chứng sùi mào gà ở miệng sẽ xuất hiện. Ban đầu, người bệnh sẽ không cảm nhận bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đôi khi họ có thể nhầm lẫn mụn sùi với tình trạng nhiệt miệng hoặc các vấn đề thông thường khác như viêm họng, cảm cúm,…
Nhưng khi các dấu hiệu sùi mào gà miệng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Vùng miệng hoặc lưỡi lúc này sẽ xuất hiện nhiều mảng sùi lớn giống như bông súp lơ hoặc mào gà, có màu trắng xám hoặc hồng nhạt, hơi mềm, dễ bị vỡ khi người bệnh ăn uống hoặc nói chuyện. Điều này làm chảy dịch mủ và máu ở mụn sùi, gây ra tình trạng khó chịu, đau rát, thậm chí hình thành các vết lở loét sưng đau ở vị trí tổn thương sùi mào gà.
Ở họng
Khi lây nhiễm HPV ở miệng hoặc họng, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, sau đó, các dấu hiệu sùi mào gà ở họng sẽ dần trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Triệu chứng đặc trưng bao gồm việc xuất hiện những nốt mụn nhỏ, hơi cứng trong miệng, cổ họng và vòm họng. Trải qua một thời gian, những nốt mụn sùi này sẽ tập trung lại thành các cụm lớn gây cản trở, đau rát và khó chịu trong cổ họng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biểu hiện khác như khản tiếng, khó nuốt, đau rát cổ họng, miệng có mùi hôi và giảm cảm giác thèm ăn. Nếu tình trạng sùi mào gà ở họng kéo dài, nó có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng thành bệnh ung thư vùng họng.
Ở chân răng
Quá trình lây nhiễm và phát triển của sùi mào gà tại khu vực chân răng (nướu) cũng tương tự như các vị trí khác. Sau giai đoạn ủ bệnh, virus HPV sẽ phát triển mạnh và gây hại, làm xuất hiện những triệu chứng sùi mào gà đặc trưng ở chân răng.
Các nốt u nhú, mụn sùi nhỏ, có màu hồng hoặc hơi xám sẽ phát triển ngay tại vị trí chân răng. Triệu chứng này có thể khiến người bệnh dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng và mụn nhọt thông thường.
Tuy nhiên, khi mụn sùi phát triển thành từng cụm sùi lớn, chúng có thể gây ngứa ngáy, cộm và khó chịu (giống như biểu hiện sùi mào gà vùng miệng). Lúc này, các hoạt động như ăn uống, nhai nuốt, vệ sinh răng miệng hay thậm chí nói chuyện đều có thể trở nên khó khăn và bất tiện hơn.
Ở môi
Ban đầu, khoang miệng và môi xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc trắng xám, sau đó xuất hiện thêm nhiều nốt mụn nhỏ li ti không đau, không ngứa hoặc gây khó chịu, thường mọc riêng lẻ với bề mặt trơn nhẵn, màu hồng nhạt, khi chạm vào có cảm giác hơi mềm.
Sau một khoảng thời gian, những nốt mụn trên sẽ phát triển lớn hơn và tập trung lại thành mảng với bề mặt sần sùi như mào gà, dễ bị vỡ khi người bệnh ăn uống hoặc nói chuyện, từ đó tiết ra dịch mủ máu có mùi hôi khó chịu và làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Vùng da môi bị tổn thương bởi mụn sùi thường bị sưng đỏ, viêm loét gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Nếu người bệnh không chú ý trong việc giữ vệ sinh, nó có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể.
Ở cuống lưỡi
Dù xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, sùi mào gà đều có các triệu chứng tương tự và thời gian ủ bệnh như nhau (từ 2 đến 9 tháng kể từ khi virus HPV xâm nhập cơ thể). Tuy nhiên, khi sùi mào gà phát triển ở cuống lưỡi, các triệu chứng có thể được nhận biết dễ dàng hơn, bởi đây là vị trí nhạy cảm.
Sùi mào gà cuống lưỡi chủ yếu xuất hiện dưới dạng tổn thương niêm mạc lưỡi, có dạng khối u sưng to có màu hồng hoặc trắng xám. Những khối u này có thể phát triển thành cụm mụn sùi lớn với phần đầu giống những gai nhọn thẳng đứng như mào gà hoặc bông súp lơ.
Giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh có thể chưa rõ ràng, khó phân biệt với nhiệt miệng, nhưng sau đó chúng sẽ phát triển nhanh chóng do virus HPV bắt đầu tác động vào tế bào niêm mạc mỏng dọc theo phần đáy của lưỡi. Mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng của sùi mào gà, tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy ngứa, kích thích nhẹ hoặc thậm chí tăng tiết dịch nước miếng nhiều hơn bình thường.
Triệu chứng sùi mào gà ở cuống lưỡi trong giai đoạn tiếp theo cũng không gây ra cảm giác đau đớn, nhưng lại gây nhiều cản trở trong việc ăn uống, nhai nuốt và nói chuyện.
⇒ Tất cả các triệu chứng mụn sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi… không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh hoạt mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm khi đối diện với mọi người xung quanh, đồng thời gây khó khăn trong việc ăn uống và nhai nuốt.
Hậu quả của tình trạng này có thể khiến người bệnh bị sụt cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây hại nhanh chóng của virus HPV.
Các phương pháp xét nghiệm sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
– Kiểm tra bên ngoài: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cẩn thận vùng miệng, họng, chân răng, môi và cuống lưỡi của bệnh nhân nhằm phát hiện mọi dấu hiệu của sùi mào gà. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp lây nhiễm HPV đều xuất hiện những triệu chứng dễ phát hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ủ bệnh.
– Xét nghiệm HPV DNA: Phương pháp này sử dụng mẫu tế bào được lấy từ vùng nhiễm sùi mào gà (tại miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi) để xác định có sự hiện diện của virus HPV hay không. Mặc dù xét nghiệm này có khả năng chính xác xác định loại HPV gây bệnh, nhưng nó không cung cấp thông tin về mức độ lây nhiễm hoặc khả năng gây ra bệnh.
– Xét nghiệm sinh thiết: Trong trường hợp có nghi ngờ về ung thư hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể thực hiện việc lấy mẫu tế bào từ các vùng nghi ngờ (như vòm họng, cuống lưỡi) để kiểm tra dưới kính hiển vi và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
Người bệnh khi có triệu chứng u nhú hoặc mụn sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi,… nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng.
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu sùi mào gà, các phương pháp chữa trị hiện tại chỉ nhằm giảm bớt các triệu chứng, loại bỏ u nhú và nốt sần giúp người bệnh tái hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày.
+ Sử dụng thuốc: Thuốc kháng sinh được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc uống sẽ giúp kiểm soát virus HPV, giảm bớt các triệu chứng u nhú và mụn sùi trong miệng.
+ Đốt hoặc áp lạnh: Áp lạnh bằng nitơ lỏng hoặc sử dụng laser, điện,… phẫu thuật truyền thống có thể loại bỏ các tổn thương mụn sùi. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có thể để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau quá trình điều trị.
+ ALA-PDT: Sử dụng ánh sáng huỳnh quang để kích hoạt phản ứng oxy hóa, từ đó tác động đến các u nhú và nốt sần cũng như loại bỏ dần virus HPV. Phương pháp này được cho là an toàn và hiệu quả, được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa.
Cách phòng bệnh sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi
♦ Tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm virus HPV, giảm rủi ro mắc các bệnh liên quan như sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
♦ Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khu vực sinh dục và miệng để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến virus HPV.
♦ Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn hơn, sử dụng bảo vệ như bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh truyền nhiễm khác.
♦ Bỏ thói quen hút thuốc và kiểm soát việc uống rượu bia giúp ổn định hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến virus HPV và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Trên đây là những thông tin liên quan đến băn khoăn “Sùi mào gà ở miệng, họng, chân răng, môi, cuống lưỡi” được các bác sĩ nam khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn câu hỏi cần được giải đáp hoặc hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ ngay đến số điện thoại của phòng khám chúng tôi Hotline: 0961 300 273 hoặc bấm vào bảng chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên của phòng khám sẽ trực tiếp tư vấn và lên lịch thăm khám điều trị cho bạn trong thời gian sớm nhất.