Mục Lục
Bệnh trĩ tương đối phổ biến ở nước ta, tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa nắm rõ thông tin cụ thể về bệnh lý này. Do đó, hãy cùng với bài viết tìm hiểu thêm thông tin trong chuyên mục tư vấn “Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa” được các chuyên gia giải đáp nhé!
Tìm hiểu chung: Bệnh trĩ
Bệnh trĩ mang lại rất nhiều phiền toái, không chỉ gây ra sự đau đớn khó chịu và còn cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt thông thường của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn rất dễ tái phát và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sa búi trĩ, nhiễm trùng, viêm sưng, lở loét, xuất huyết, hoạt tử,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chủ yếu xuất phát từ sự chèn ép liên tục lên các mạch máu xung quanh khu vực hậu môn trực tràng, điều này xảy ra khi có tình trạng:
– Tăng áp lực trong ruột: Tình trạng táo bón, rặn mạnh khi đi tiêu, tiêu chảy kéo dài hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức có thể tạo ra áp lực lớn trong ruột và các mạch máu khu vực hậu môn. Ngoài ra, viêc ngồi hoặc đứng lâu cũng có thể làm tăng áp lực này, từ đó gây ra triệu chứng táo bón và bệnh trĩ.
– Tăng áp lực trong bụng: Phụ nữ khi mang thai hoặc mãn kinh có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về hormone nội tiết và làm tăng áp lực trong bụng. Điều này có thể tạo ra sức ép lên các tĩnh mạch hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
– Yếu tố di truyền: Một số người mang trong mình loại gen di truyền có tỷ lệ cao mắc bệnh trĩ, điều này khiến nhóm người này có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người bình thường.
– Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, hoặc quá cay nóng,… đều có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, gây trì trệ dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ. Bên cạnh đó, uống quá ít nước cũng có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, khiến phân khô cứng và khó thoát ra ngoài hậu môn, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ.
– Nguyên nhân khác: Tình trạng lão hóa hoặc suy giảm chức năng ở người lớn tuổi, thừa cân béo phì,… cũng có thể góp phần khiến bệnh trĩ xuất hiện. Những người thường xuyên tiêu thụ rượu bia, cà phê, trà,… cũng có thể bị kích thích đường tiêu hóa, làm giảm hoạt động nhuận tràng khiến phân khô cứng, táo bón kéo dài và hình thành bệnh trĩ.
Triệu chứng bệnh trĩ
Trĩ nội
Loại bệnh trĩ này xuất hiện phía trên đường lược (bên trong ống hậu môn). Những búi trĩ nội này rất khó phát hiện bởi nó được bao bọc bởi lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp niêm mạc ống hậu môn, người bệnh chỉ nhận ra khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.
- Trĩ nội cấp 1: Người bệnh có thể bị đau nhức, ngứa rát, xuất huyết hậu môn khi đại tiện, nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.
- Trĩ nội cấp 2: Búi trĩ nội có thể sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, nhưng có thể co lại sau khi quá trình đại tiện kết thúc. Các triệu chứng sưng đau, ngứa rát và chảy máu vẫn tiếp tục xuất hiện.
- Trĩ nội cấp 3: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn, người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở lại vào trong trực tràng. Lúc này những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn, thậm chí đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng khác như chảy dịch vàng có mùi hôi, lở loét, xuất hiện khối u sưng ở khu vực hậu môn…
- Trĩ nội cấp 4: Búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn hoàn toàn và không thể dùng tay đẩy trở lại vào trực tràng, điều này gây viêm nhiễm, lở loét, xuất huyết và đau nhức dữ dội ở khu vực hậu môn.
Trĩ ngoại
Loại bệnh trĩ này xuất hiện phía dưới đường lược (gần rìa ống hậu môn). Búi trĩ ngoại thường gây ra nhiều triệu chứng cụ thể, bao gồm tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hoặc búi trĩ sa tụt ra ngoài hậu môn. Do đó, loại trĩ này thường dễ dàng nhận biết khi nó phát triển.
- Trĩ ngoại nhẹ: Người bệnh có thể nhận thấy máu lẫn trong phân khi đại tiện, kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu như căng tức, đau rát, ngứa ngáy và kích thích ở hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi ngồi lâu.
- Trĩ ngoại nặng: Lúc này các triệu chứng bệnh ở trên đã trở nên nghiêm trọng và xuất hiện nhiều hơn. Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn làm chảy dịch nhầy hôi thối, xuất huyết,… dẫn đến viêm nhiễm và lở loét nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát ở hậu môn và nhận thấy có khối thịt u màu đỏ tươi hoặc màu xanh tím lòi ra ngoài hậu môn, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ngồi xuống và tham gia các hoạt động sinh hoạt thông thường.
Trĩ hỗn hợp
Đây là loại trĩ có sự xuất hiện xen kẽ của cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, do đó nó gây ra triệu chứng của cả hai dạng trĩ trên. Điều này không chỉ gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và còn gây thêm khó khăn trong việc điều trị bệnh. Các triệu chứng khi xảy ra bệnh trĩ hỗn hợp bao gồm:
- Xuất huyết và ngứa rát ở hậu môn, nhất là sau khi đại tiện
- Tiết nhiều dịch nhầy làm hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt khó chịu
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét, đau rát dữ dội,…
Giải đáp: Bệnh trĩ có lây không?
Các chuyên gia giải thích:
– Bệnh trĩ không phải là một bệnh truyền nhiễm, do đó nó không thể lây truyền từ người này sang người khác. Đây là một bệnh lý liên quan đến tình trạng sưng phồng bất thường của các mạch máu ở khu vực hậu môn, do áp lực chèn ép hoặc các yếu tố khác tác động. Nguyên nhân của bệnh trĩ thường liên quan đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, yếu tố di truyền hoặc các vấn đề khác trong cơ thể của mỗi người.
– Bệnh trĩ không thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc các hoạt động hàng ngày. Do đó, người bệnh có thể thoải mái điều trị và khắc phục tình trạng bệnh của mình mà không lo sợ lây nhiễm cho người khác. Việc giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng và stress là một trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu tình trạng táo bón, suy nhược cơ thể và bệnh trĩ xảy ra.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
✜ Uống đủ nước để giữ cho phân không quá khô cứng, giảm khả năng xảy ra tình trạng táo bón.
✜ Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ hoặc ít vận động để hạn chế áp lực chèn ép lên khu vực hậu môn.
✜ Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối giàu chất xơ tự nhiên từ các loại rau xanh, rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
✜ Thực hiện các bài tập vận động thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện hoạt động tuần hoàn máu và giảm áp lực trong khu vực hậu môn.
✜ Hạn chế ngồi lâu hoặc rặn mạnh quá mức khi đại tiện; không nên sử dụng giấy vệ sinh quá cứng hoặc có hương liệu và màu sắc có thể gây kích ứng hậu môn.
Trên đây là thông tin liên quan đến câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa” được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ. Nếu cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về vấn đề này, bạn đọc hãy liên hệ ngay với phòng khám đa khoa của chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat tư vấn: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ trực tiếp hỗ trợ và lên lịch thăm khám cho bạn trong thời gian sớm nhất.