Liệu rằng bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Điều này là bởi việc lây nhiễm virus HPV không chỉ gây ra bệnh sùi mào gà, mà nó còn có nguy cơ phát sinh thành bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm ở phụ nữ. Trong bài viết sau đây, các chuyên gia y tế tại Đa khoa Trường Hải sẽ cung cấp những thông tin liên quan để giải đáp vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu chung về sùi mào gà và vắc-xin phòng HPV

Sùi mào gà

Đây là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nguy hiểm, có tốc độ lây lan cao do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV xâm nhập gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc mô mềm dưới dạng u nhú và mụn cóc, chủ yếu xuất hiện tại các khu vực đường sinh dục hoặc đường hô hấp. Hơn hết, virus HPV này cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung – một căn bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của phụ nữ, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Sùi mào gà

Sùi mào gà

Tùy thuộc vào vị trí xâm nhập và gây bệnh của virus HPV, sùi mào gà có thể được phân loại thành các dạng khác nhau, cụ thể gồm:

Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện u nhú, mụn sùi ở bộ phận sinh dục môi lớn (môi bé, âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ và dương vật, bao quy đầu ở nam giới). Nếu không được điều trị kịp thời, mụn cóc sinh dục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành ung thư âm đạo hoặc ung thư dương vật.

Sùi mào gà hậu môn: Xuất hiện u nhú, mụn sùi ở niêm mạc hậu môn, gây khó khăn trong việc đại tiện, thậm chí nguy cơ chảy máu, viêm nhiễm, hoại tử và ung thư hậu môn (dù rất hiếm gặp). Bệnh có thể gây nhầm lẫn với bệnh trĩ, dẫn đến việc áp dụng các phương pháp điều trị không đạt được hiệu quả.

Sùi mào gà miệng: Một số trường hợp nhiễm HPV có thể xuất hiện triệu chứng sùi mào gà ở miệng, chủ yếu dưới dạng các mảng trắng hoặc vết loét. Tình trạng này có thể xảy ra ở các đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng. Sùi mào gà tại khu vực này có thể gây nhiều đau đớn khó chịu khi người bệnh nói chuyện, nuốt thức ăn, uống nước,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Vắc-xin phòng ngừa HPV

Vắc xin ngừa HPV đã được chứng minh mang lại tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh sùi mào gà, các tổn thương tiền ung và các loại ung thư liên quan đến virus HPV. Hiệu suất bảo vệ của vắc xin đạt mức cao nhất với những người từng quan hệ tình dục (chưa tiếp xúc lây nhiễm với virus HPV).

Vắc-xin phòng ngừa HPV

Vắc-xin phòng ngừa HPV

Hiện có hai loại vắc xin được cấp phép sử dụng để ngăn chặn viêm nhiễm do các loại virus HPV gây ra, đó là Gardasil 9 và Gardasil. Hai loại vắc xin HPV này đều có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ung thư (cổ tử cung, âm hộ và âm đạo) cũng như nguy cơ tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý khác do virus HPV gây ra. Đây là một phương pháp phòng ngừa toàn diện, có thể được áp dụng cho cả nam giới lẫn nữ giới.

Vắc xin Gardasil: Đây là loại vắc xin do công ty dược phẩm hàng đầu thế giới MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ) sản xuất, có khả năng ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục,… do các loại virus HPV các loại 6, 11, 16 và 18 gây ra. Gardasil được khuyến cáo tiêm chủng cho các đối tượng phụ nữ từ 9-26 tuổi (kể cả đã thực hiện quan hệ tình dục).

Vắc xin Gardasil 9: Đây là loại vắc xin duy nhất tại Việt Nam phòng ngừa 9 chủng loại virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục… hiệu quả lên đến hơn 94%.

Tìm hiểu: Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?

Việc tiêm phòng HPV được nhiều chuyên gia khuyến cáo là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm do loại virus này gây ra. Sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nào, cũng không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu, điều này gây khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Nếu không can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không

Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được có hơn 100 chủng loại virus HPV khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại gây ra các bệnh đường sinh dục trên cơ thể người. Khả năng gây bệnh của từng loại virus này có thể khác nhau. Vì vậy, đối với những người đã mắc sùi mào gà, việc tiêm phòng vắc xin HPV là hoàn toàn khả thi và cần thiết, điều này giúp ngăn chặn sự lây nhiễm từ các chủng virus HPV gây bệnh khác.

Ngoài ra, việc tiêm vắc xin HPV đối với những người đã mắc sùi mào gà còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng tái nhiễm bệnh. Hệ miễn dịch của cơ thể không có khả năng chống lại lại virus HPV dù đã từng phơi nhiễm và điều trị bệnh. Tuy nhiên, vắc xin HPV có khả năng làm được điều này, vì vậy, nếu điều kiện cho phép, việc tiêm phòng vắc xin HPV là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện trong tương lai dài hạn.

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?   

Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm HPV trước khi bắt đầu tiêm phòng vắc xin HPV. Quá trình tiêm ngừa bao gồm 3 mũi được tiến hành theo lịch trình được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, điều này nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa trong việc phòng ngừa bệnh.

Lưu ý: Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy báo ngay cho bác sĩ và thực hiện thăm khám tổng quát trước khi tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn tối đa và loại bỏ mọi rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Các đối tượng nên tiêm phòng HPV sớm

Việc tiêm phòng vắc xin HPV hiện nay được đánh giá an toàn và hiệu quả phòng bệnh cao, do đó, các đối tượng được khuyến cáo nên thực hiện việc tiêm chủng này bao gồm:

  • Nữ giới từ 9 – 26 tuổi nên tiêm phòng đầy đủ 3 mũi để ngăn chặn nhiễm HPV, hạn chế bệnh ung thư cổ tử cung xảy ra.
  • Những người ở độ tuổi lớn hơn và đã có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm chủng ngừa HPV, tuy nhiên hiệu quả của vắc xin không cao như nhóm đối tượng trên.
  • Nam giới cũng có thể tiêm phòng vắc xin HPV để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến HPV.
  • Người có hệ miễn dịch kém do bệnh lý nền, kể cả những người bị lây nhiễm HIV.
  • Những người từ 14 đến dưới 60 tuổi đã nhiễm HPV cũng có thể tiêm phòng để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc “Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?” mà nhiều người quan tâm đã được các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ cụ thể. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác liên quan đến sức khỏe, bạn có thể liên hệ ngay đến phòng khám chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn sẽ tư vấn miễn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất.