Triệu chứng bệnh trĩ thường gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Vì vậy, rất nhiều người có mong muốn tìm hiểu các phương pháp điều trị dân gian để có thể khắc phục bệnh ngay tại nhà, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa mang lại hiệu quả tích cực. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lá mơ có tác dụng trị bệnh trĩ như thế nào?

Nếu vùng bụng và hậu môn trực tràng phải chịu áp lực chèn ép kéo dài, các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị biến dạng, sưng to và tắc nghẽn. Tình trạng này không được khắc phục điều trị sẽ gây ra sự xuất hiện của búi trĩ và các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí chảy máu khi đại tiện hoặc ngồi lâu. Chính điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Những áp lực chèn ép trên chủ yếu xuất phát do chứng táo bón kéo dài, chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, uống ít nước, giai đoạn thai kỳ, tuổi tác cao, thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu, áp lực tâm lý bị căng thẳng, lo lắng hoặc stress… khiến cho bệnh trĩ hình thành.

Cây lá mơ còn gọi là mơ lông (Paederia lanuginosa), là một loại dây leo mọc phổ biến tại Việt Nam. Cây thuộc loại thân leo, phát triển bám dọc theo các cây khác hoặc hàng rào, cửa… Lá mơ có hình dạng trái xoan với đầu lá thuôn nhọn; mặt trên của lá có màu xanh đậm, trong khi mặt dưới có màu sẫm hơn (gần với màu nâu đỏ). Lá mơ bao phủ một lớp lông nhẹ ở mặt dưới, khi vò nát xuất hiện mùi hương nồng đặc trưng (có người cảm thấy giống mùi hôi).

Lá mơ có tác dụng trị bệnh trĩ như thế nào?

Lá mơ có tác dụng trị bệnh trĩ như thế nào?

– Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy lá mơ chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm paederin, quercetin, kaempferol, paederolide A, paederolide B và một số steroid như beta-sitosterol. Các thành phần chất trên đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt tác nhân gây hại hiệu quả.

Ngoài ra, lá mơ còn chứa các acid hữu cơ như acid benzoic, acid p-hydroxybenzoic và acid vanillic,… cũng được cho là có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh. Hơn nữa, bên trong lá mơ còn hiện diện các hợp chất saponin, tanin và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do viêm nhiễm diễn ra nhanh hơn.

– Trong y học dân gian, lá mơ đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian nhờ vào các hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Do đó, cây lá mơ được sử dụng rộng rãi để điều trị một số vấn đề sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Cả phần lá, thân và rễ của cây đều có thể được sấy khô để chế biến thành thuốc hoặc trà sử dụng.

Ngoài ra, lá mơ còn được áp dụng trong việc điều trị viêm gan, giảm viêm và cải thiện chức năng gan. Lá mơ cũng có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu như tiểu không kiểm soát hoặc viêm bàng quang. Trong một số trường hợp, lá mơ được sử dụng để giảm bệnh viêm nhiễm, viêm da cơ địa và giảm tình trạng ngứa rát trên da.

Do đó, người bệnh có thể sử dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ ngay tại nhà, không chỉ giúp giảm sưng đau ngứa rát và kích thích ở hậu môn mà còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm từ búi trĩ lan rộng sang các khu vực lân cận khác. Lá mơ còn hỗ trợ tốt quá trình phục hồi tổn thương ở búi trĩ diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình nhuận tràng diễn ra trơn tru và giảm bớt tình trạng táo bón.

3 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ tốt nhất tại nhà

Ăn lá mơ

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ - Ăn trực tiếp

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ – Ăn trực tiếp

Lá mơ có thể được sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn như một loại rau sống, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện các triệu chứng khó chịu (viêm nhiễm và sưng đau) do búi trĩ hiệu quả.

Thực hiện: Dùng lá mơ ăn trực tiếp với món thịt luộc để mang lại hương vị mới lạ, kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Hoặc dùng lá mơ xào chung với các nguyên liệu khác (thịt, hải sản hoặc rau) để hỗ trợ điều trị; lá mơ xào trứng còn có khả năng diệt trừ giun sán trong cơ thể nên được nhiều gia đình lựa chọn. Ngoài ra, người bệnh có thể nhồi lá mơ vào nhân ăn kèm với các món hấp, chiên hay nướng để sử dụng.

Đắp lá mơ

Lá mơ không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, người bệnh có thể sử dụng hỗn hợp lá mơ xay nhuyễn để đắp lên khu vực bị tổn thương, viêm nhiễm do búi trĩ mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Thực hiện: Chuẩn bị lá mơ tươi, rửa sạch với nước, tiếp theo xay nát hoặc nghiền nhuyễn thành hỗn hợp. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ hậu môn với nước (có thể sử dụng chất kháng khuẩn nhẹ nếu cần thiết) rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Đắp hỗn hợp lá mơ đã chuẩn bị ở trên lên búi trĩ (phủ kín toàn bộ tổn thương và khu vực sưng đau, viêm nhiễm), dùng băng gạc y tế cố định trong khoảng 1 giờ rồi rửa sạch lại bằng nước ấm và lau khô.

Uống nước lá mơ

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ - Uống nước

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ – Uống nước

Thường xuyên sử dụng nước lá mơ có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện chức năng của tiêu hóa, hỗ trợ quá trình nhuận tràng trơn tru, làm mềm phân và ngăn chặn tình trạng táo bón.

Thực hiện: Chuẩn bị lá mơ tươi, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và cắt nhỏ để dễ dàng sử dụng. Tiếp theo cho lá mơ vào máy xay và xay nhuyễn, cho thêm một ít nước ấm vào khuấy đều rồi lọc nước và bã riêng. Người bệnh nên uống nước lá mơ khi còn ấm (có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn), sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, kiên trì thực hiện từ 1 – 3 tháng để hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả. Phần bã lá mơ có thể đắp lên khu vực búi trĩ để tăng cường hiệu quả điều trị.

Cây lá mơ tuy có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu tổn thương và cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả. Nhưng người bệnh cần lưu ý rằng loại cây này chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã bị sa ra bên ngoài hậu môn.

Chính vì vậy, nếu búi trĩ đã bị tổn thương nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau khi thực hiện điều trị tại nhà, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được chăm sóc và điều trị kịp thời từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Điều này giúp giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và nhiễm trùng từ búi trĩ. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ an toàn và hiệu quả tại nhà” được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám khu vực Hải Dương giải đáp chia sẻ. Nếu còn băn khoăn khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, bạn đọc có thể liên hệ ngay với số điện thoại của phòng khám chúng tôi Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ trực tiếp hỗ trợ đồng thời sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).