Bệnh trĩ là một bệnh lý xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị chuyên khoa, một số phương pháp điều trị dân gian được cho là mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 7 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

7 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Đu đủ xanh

Đu đủ là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và nhiều thành phần hữu ích khác. Loại quả này có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngay cả khi còn xanh hoặc đã chín.

Khi đu đủ còn xanh, nó chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B, cùng với một lượng nhỏ các khoáng chất như kali, magiê, calci, sắt và nhiều chất chống oxy hóa khác như flavonoid, carotenoid. Những thành phần này đều quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, đặc biệt chống lại sự viêm nhiễm và nhiễm trùng xảy ra khi búi trĩ sưng to hoặc lòi ra ngoài hậu môn.

Đặc biệt, đu đủ xanh còn chứa một thành phần quan trọng là enzyme papain, đây là một enzyme tiêu hóa protein tự nhiên chỉ có thể được tìm thấy trong đu đủ xanh. Papain đã được nghiên cứu và chứng minh giúp cải thiện quá trình tiêu hóa protein, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, có tính kháng viêm và giảm sưng đau hiệu quả.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng đu đủ xanh

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng đu đủ xanh

Vì vậy, người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng đu đủ xanh để hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, ngăn chặn tình trạng táo bón và giảm bớt các triệu chứng khó chịu do tình trạng viêm nhiễm sưng đau từ búi trĩ bằng cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

– Cách 1: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh có nhiều nhựa (loại mủ màu trắng đục chảy ra khi cắt cuống hoặc lớp vỏ của đu đủ). Cắt cuống đu đủ rồi bổ dọc quả làm đôi, sau đó buộc mỗi miếng đu đủ vào hai bên cẳng chân (với phần cuống quả hướng lên trên). Phương pháp này nên được thực hiện vào ban đêm trước khi đi ngủ, sau đó tháo ra khi thức dậy để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Kiên trì thực hiện đều đặn giúp thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.

– Cách 2: Chuẩn bị một quả đu đủ xanh, gọt vỏ và rửa sạch. Cắt quả đu đủ thành những miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi hầm chung với trực tràng heo (phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có thể thay thế bằng xương hoặc giò heo), nêm nếm vừa miệng và thêm một ít gia vị như gừng, hành. Món ăn này có thể ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe.

Hoa thiên lý

Hoa thiên lý thường được dùng để chế biến các món ăn ngon và dinh dưỡng, chẳng hạn như xào với thịt bò, xào tỏi, nấu canh chua, nấu lẩu, làm gỏi, nấu cháo, hay thậm chí là chế biến thành món salad. Đây là loại hoa chứa nhiều alkaloid có tác dụng an thần; flavonoid (kaempferol, quercetin, rutin) có khả năng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa; polysaccharide giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn; các chất vi lượng khác (tanin, saponin, axit hữu cơ) giúp hỗ trợ nhiều chức năng sinh học của cơ thể.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng hoa thiên lý

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng hoa thiên lý

Hoa thiên lý có thể được sử dụng để chữa trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm ngoài da và niêm mạc ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra, giúp làm dịu các triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Nếu dùng hoa thiên lý chế biến thành các món ăn, nó có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, từ đó hạn chế nguy cơ táo bón và hình thành bệnh trĩ. Người bệnh có thể sử dụng hoa thiên lý theo những cách sau đây:

– Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá thiên lý tươi non, ngâm rửa trong nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Hãm (nấu) lá thiên lý cùng với lá trà xanh, sau đó sử dụng hỗn hợp này thay thế cho nước lọc. Duy trì thói quen sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh trĩ thuyên giảm dần.

– Cách 2: Chế biến hoa thiên lý thành các món ăn, chẳng hạn như hoa thiên lý xào với thịt bò, xào tỏi, nấu canh, làm gỏi/nộm hoặc chế biến thành món salad. Bổ sung món ăn này thường xuyên vào thực đơn có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, làm mềm phân và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

– Cách 3: Ngâm hoa thiên lý trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại và giã nhuyễn cùng ít muối tinh. Đổ nước ấm hỗn hợp hoa giã nhuyễn và khuấy đều, lọc tách phần bã và nước riêng. Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, đắp phần bã hoa lên khu vực hậu môn sưng đau trong 15 phút, sau đó thấm bông gòn vào nước hoa và nhẹ nhàng thoa lên búi trĩ trong 7 phút. Cuối cùng vệ sinh lại hậu môn bằng nước và lau khô. Kiên trì áp dụng cách này giúp thu nhỏ búi trĩ, giảm sưng đau ngứa rát và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm xảy ra.

Diếp cá

Rau diếp cá là một loại rau thơm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam nhờ vào hương vị và mùi thơm đặc trưng. Trong y học dân gian, rau diếp cá cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe như viêm nhiễm, đau rát do bệnh trĩ và các rối loạn hoặc nhiễm trùng liên quan đến hệ tiêu hóa.

Lá rau diếp cá chứa nhiều chất flavonoid (quercetin, kaempferol và myricetin) cùng với chất triterpenoid houttuynia và các axit phenolic (axit chlorogenic và acid caffeic). Đây là những hoạt chất có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và làm chậm quá trình lão hóa. Điều này có thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng sưng đau khó chịu ở hậu môn khi xuất hiện búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng diếp cá

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng diếp cá

Ngoài ra, diếp cá còn chứa nhiều axit amin, chất xơ, vitamin, khoáng chất và axit béo,… tất cả đều là những thành phần quan trọng giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng rau diếp cá để điều trị bệnh trĩ theo cách sau:

– Cách 1: Sử dụng rau diếp cá đã được phơi khô hãm với nước sôi (tương tự như hãm trà) để thay thế cho nước lọc. Qua đó giúp thu nhỏ dần kích thước búi trĩ, cải thiện hệ tiêu hóa và nhuận tràng, ngăn chặn tình trạng táo bón, đồng thời thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

– Cách 2: Ngâm rau diếp cá trong nước muối loãng và rửa sạch, sau đó ăn trực tiếp như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày. Việc sử dụng thường xuyên rau diếp cá tươi có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón và cải thiện triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng.

– Cách 3: Chuẩn bị lá rau diếp cá tươi, rửa sạch và nấu nước để tiến hành xông hơi khu vực hậu môn. Thực hiện thường xuyên cách dùng này sẽ cải thiện quá trình lưu thông máu tại các mao mạch hậu môn trực tràng, từ đó dần thu nhỏ búi trĩ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, phương pháp điều trị này cần được duy trì đều đặn trong khoảng từ 2-3 tháng.

Quả sung

Quả sung có khả năng ổn định đường huyết, cải thiện chức năng nhuận tràng và tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể điều trị một số bệnh mãn tính như mụn cóc, bạch biến, vẩy nến và bệnh chàm.

Quả sung cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất xơ, protein, chất béo, vitamin C, vitamin E, niacin, canxi, phosphorus, magnesium, zinc,… giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả. Nó cũng được sử dụng nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương, lở loét, viêm nhiễm khó chịu trên da và niêm mạc mềm ở hậu môn do búi trĩ sưng phồng.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng quả sung

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng quả sung

Trong y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, chát nhẹ, tính bình, có tác dụng cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm ruột, táo bón, đại tràng hoặc bệnh trĩ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quả sung chứa nhiều thành phần có lợi giúp giảm tình trạng táo bón, sưng đau, ngứa rát và chảy máu ở búi trĩ. Người bệnh có thể sử dụng quả sung theo một số cách sau để điều trị bệnh trĩ.

– Cách 1: Rửa sạch vài quả sung tươi, đun sôi nước và cho quả sung vào, sau khi nước sôi đợi thêm 10 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra một chậu lớn. Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, sau đó tiến hành ngâm hậu môn trong nước sung ấm trong 15 phút rồi lau khô sạch sẽ. Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày để khử trùng viêm nhiễm, cải thiện triệu chứng bệnh và thu nhỏ dần búi trĩ nhanh chóng.

– Cách 2: Kết hợp quả sung với lá trầu không, lá sen, lá bạc hà,… để tăng cường hiệu quả của việc điều trị. Sau khi đã chuẩn bị và rửa sạch các nguyên liệu, người bệnh cho tất cả vào nồi và đun sôi với nước, sau đó thực hiện xông hơi khu vực hậu môn sưng đau. Phương pháp này giúp giảm sưng và kích thích tuần hoàn máu ở khu vực hậu môn, tuy nhiên cần thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Cách 3: Ăn quả sung trực tiếp hoặc chế biến thành món sung muối để sử dụng hàng ngày. Khi ăn quả sung, người bệnh nên nhai kỹ và uống đủ nước để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, có thể chế biến quả sung cùng với lòng lợn bằng cách rửa sạch và thái lát mỏng quả sung rồi phơi khô, sau đó nấu chung với lòng lợn đã rửa sạch và cắt nhỏ. Dùng món ăn này từ 2-3 lần/tuần có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, làm mềm phân và giảm bớt triệu chứng bệnh trĩ.

Vỏ chuối

Vỏ chuối là lớp vỏ bao bọc bên ngoài quả chuối, chúng chứa nhiều thành phần chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm protein, chất xơ, tinh bột, đường, lignin, tannin và các khoáng chất vi lượng khác. Với vị ngọt và tính hàn, vỏ chuối có tác dụng làm sạch, giải nhiệt và bổ sung độ ẩm cho đường ruột.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng vỏ chuối

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng vỏ chuối

Nhờ vào những khả năng trên, vỏ chuối có thể giúp giảm tình trạng táo bón, khó tiêu và các triệu chứng khó chịu khác như đau rát hoặc xuất huyết ở hậu môn khi đại tiện. Có hai cách sử dụng vỏ chuối để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trĩ như:

– Cách 1: Chuẩn bị vỏ chuối sạch không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất, rửa kỹ với nước. Sau đó, đun sôi vỏ chuối với nước và đổ ra chậu lớn. Chờ cho đến khi nước chỉ còn ấm, tiến hành ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Kiên trì thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày có thể kích thích quá trình lưu thông máu và giúp thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.

– Cách 2: Chuẩn bị vỏ chuối sạch không chứa thuốc trừ sâu hoặc hóa chất, chà xát mặt trong của vỏ chuối lên khu vực hậu môn sưng đau và viêm nhiễm trong khoảng 3-5 phút. Cách làm này giúp giảm nhẹ cơn đau rát, ngứa ngáy khó chịu do búi trĩ sưng to gây ra. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này từ 3-5 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

Tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị được sử dụng phổ biến trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới, chúng còn được dùng như một vị thuốc tự nhiên mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Tỏi giàu các thành phần protein, carbohydrate, calo, vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, mangan, magie, phosphorus…

Trong đó, thành phần quan trọng nhất của tỏi là allicin, đây là một hợp chất hữu cơ sulfur có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Ngoài ra, tỏi còn chứa S-allylcysteine – một chất axit amin có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng tỏi

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng tỏi

Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi có tính cay nóng, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường độ bền thành mạch và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Những tác dụng này giúp tỏi có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, khi búi trĩ chưa gây nên các biến chứng viêm nhiễm nghiêm trọng. Người bệnh có thể áp dụng một số cách sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ như:

– Cách 1: Người bệnh có thể nhai 2-3 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng tỏi làm gia vị khi nấu ăn. Việc bổ sung này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm trùng ở khu vực hậu môn. Hoặc cũng có thể ép lấy nước cốt tỏi tươi để uống vào buổi sáng hoặc buổi tối, điều này giúp giảm sưng đau, viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và kích thích máu lưu thông ở khu vực búi trĩ.

– Cách 2: Chuẩn bị 500 gram tỏi tươi, lột sạch vỏ, ngâm với 200 ml rượu trắng có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên, đậu kín chai và ngâm trong khoảng 10-15 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ uống khoảng 10ml rượu tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng bông gòn thấm rượu tỏi để bôi thoa lên vùng hậu môn sưng đau để giảm triệu chứng khó chịu cũng như thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.

– Cách 3: Nướng 1,2 củ tỏi cho đến khi hơi chín vàng, sau đó bóc vỏ và cho vào bọc vải đập nát nhẹ. Sau đó đắp hỗn hợp tỏi này lên khu vực hậu môn sưng đau trong khoảng 20-30 phút để cho các hoạt chất trong tỏi được hấp thụ. Điều này giúp chống viêm và giảm đau nhức ở khu vực hậu môn, người bệnh nên thực hiện 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nha đam

Nha đam cũng là một loại cây có nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Nha đam chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như enzyme bradykinin, anthraquinone, polyphenol, vitamin và các khoáng chất. Những chất này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, làm dịu vùng da xung quanh hậu môn và hỗ trợ phục hồi khu vực niêm mạc mềm bị tổn thương do búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian - Dùng nha đam

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian – Dùng nha đam

Ngoài ra, nha đam còn có khả năng hỗ trợ hoạt động nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón. Người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian này như sau:

– Cách 1: Làm sạch lá nha đam, loại bỏ vỏ và nạo lấy lớp gel bên trong để thoa lên vùng hậu môn sưng đau (đã được vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước đó) trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Thực hiện cách làm này từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ và giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.

– Cách 2: Làm sạch lá nha đam, gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt nha đam bên trong (phần thạch màu trắng trong) và ngâm rửa với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ bớt lớp dịch nhầy đắng. Sau đó, rửa sạch thịt nha đam với nước, cắt thành miếng nhỏ và cho vào nồi nước đun sôi với đường phèn. Sau khi sôi đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp để nguội. Uống nước nha đam mỗi ngày để cải thiện quá trình tiêu hóa nhuận tràng và hạn chế tình trạng táo bón.

Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Ưu điểm

  • Dễ thực hiện tại nhà
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí điều trị
  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và nhuận tràng hiệu quả, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Có thể điều trị lâu dài mà ít gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhược điểm

  • Không phù hợp để sử dụng trong trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng hoặc đã xuất hiện những triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng
  • Hiệu quả và thời gian điều trị bệnh trĩ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân
  • Sử dụng không đúng cách có thể làm tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng hơn

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “7 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả” được bài viết chia sẻ đầy đủ. Để được áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đến tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế của phòng khám sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám ngay cho bạn.