Một số phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên đã đem lại sự hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ. Điều này khiến nhiều người bệnh quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu cách thức thực hiện. Biết được mong muốn này, chúng tôi xin chia sẻ 2 cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng an toàn hiệu quả trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tác dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ

Khái quát về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh lý vùng hậu môn trực tràng khá phổ biến, nó gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cản trở các hoạt động sinh hoạt  hàng ngày của người bệnh. Bệnh trĩ hình thành khi các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn trực tràng phải chịu áp lực chèn ép liên tục, dẫn đến tình trạng biến dạng, sưng to và viêm nhiễm, từ đó có thể gây tắc mạch và tạo thành đám rối trĩ (còn gọi là búi trĩ).

Sự xuất hiện của búi trĩ sẽ làm khu vực hậu môn bị sưng đau, kích ứng, nóng buốt, ngứa rát hoặc chảy máu khi đại tiện. Nếu không được điều trị, búi trĩ có thể sưng phồng lớn hơn và sa tụt ra bên ngoài hậu môn, gây ra tình trạng viêm nhiễm và lở loét nghiêm trọng khiến người bệnh chịu nhiều đau nhức, khó chịu, vùng hậu môn bị chảy mủ và máu khi thực hiện các sinh hoạt thông thường.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ thường là bởi thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh, tình trạng thừa cân và béo phì, táo bón mãn tính, tuổi tác cao, thai kỳ hoặc mãn kinh ở phụ nữ, ít vận động hoặc thay đổi tư thế trong thời gian dài, tâm lý căng thẳng, lo lắng hoặc stress…

Khả năng của cây lộc vừng khi chữa bệnh trĩ

Cây lộc vừng thường có chiều cao từ 10 đến 20 mét, phần thân cây to và có tán lá rộng. Lá cây có hình dạng dẹp, mọc so le và có phần đầu hơi nhọn. Hoa của cây thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, chúng mọc thành từng chùm dài. Quả của cây lộc vừng có hình tròn và chứa các hạt màu đen bên trong.

Cây lộc vừng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Phần vỏ của cây có thể được sử dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong điều trị các vấn đề về da như viêm nhiễm hoặc tổn thương. Dầu từ hạt cây lộc vừng thì được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Ngoài ra, bản thân loại cây này cũng được trồng làm cảnh trong các khu vườn hoặc công viên dựa vẻ đẹp của hoa và tán lá.

– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định rằng cây lộc vừng chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị và khắc phục bệnh trĩ, bao gồm:

Khả năng của cây lộc vừng khi chữa bệnh trĩ

Khả năng của cây lộc vừng khi chữa bệnh trĩ

+ Saponin: Cây lộc vừng chứa các hợp chất saponin, đây là một loại chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất cao. Chúng có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng, đau nhức và làm dịu các vết tổn thương do búi trĩ gây ra.

+ Flavonoid và tannin: Hai nhóm chất này là chất chống oxy hóa mạnh có trong cây lộc vừng, giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm, nhiễm trùng, viêm sưng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Chúng cũng hỗ trợ trong việc đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương ở khu vực hậu môn.

+ Cumarin, triterpenoid và alkaloid: Đây là những thành phần đặc trưng được phát hiện trong cây lộc vừng. Những chất này có tác dụng làm dịu tổn thương trên da và niêm mạc mô mềm, đồng thời giảm cơn đau nhức khó chịu, kháng khuẩn và kháng nấm gây hại tại khu vực niêm mạc hậu môn.

– Trong y học dân gian, cây lộc vừng được biết đến với khả năng kháng viêm nhiễm mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Loại cây này còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của những tổn thương viêm sưng ở vùng hậu môn, giảm nguy cơ táo bón và thu nhỏ dần kích thước của các búi trĩ.

Cây lộc vừng là một loại thảo dược có tính bình, vị ngọt thanh, có tác dụng bổ thận, bổ huyết, nhuận tràng và tiêu nhũng. Do đó, nó được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng đường ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ và huyết niệu.

2 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng

Dùng hạt cây lộc vừng

Hạt lộc vừng mang nhiều thành phần hữu ích có tác dụng chống viêm và làm dịu vết thương, vì vậy nó được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến viêm nhiễm, tổn thương, vết cắt hoặc vết bỏng trên da. Thông thường, hạt lộc vừng sẽ được điều chế thành dạng kem bôi để sử dụng ngoài da hoặc cũng có thể kết hợp với ngưu tất và hà thủ ô thành dạng viên uống. Các viên thuốc được điều chế từ cây lộc vừng có thể hỗ trợ hoạt động nhuận tràng, làm mềm phân và cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng - Dùng hạt cây lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng – Dùng hạt cây lộc vừng

Thực hiện: Chuẩn bị 50 gram hạt lộc vừng, 50 gram ngưu tất và 50 gram hà thủ ô. Đem tất cả đi giã hoặc nghiền thành dạng bột mịn. Sau đó chia đều thành những phần nhỏ khoảng 10 gram và vo viên để dễ sử dụng. Cất những viên thuốc này vào lọ đựng sạch và đậy kín. Người bệnh nên uống 3 viên thuốc/ngày đều đặn vào mỗi buổi sáng, trưa và chiều cho đến khi phân đã mềm, có thể đại tiện dễ dàng thì ngưng sử dụng.

Dùng lá cây lộc vừng

Lá lộc vừng có thể dùng để điều trị một số vấn đề về da, chẳng hạn như viêm nhiễm, kích ứng, tổn thương và vết bỏng nhẹ. Loại lá này còn có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các vấn đề ở đường tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Thêm vào đó, các thành phần kháng viêm có trong lá lộc vừng cũng có khả năng làm dịu các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng - Dùng lá cây lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng – Dùng lá cây lộc vừng

Thực hiện: Chuẩn bị 30 gram lá lộc vừng, ngâm rửa với nước muối loãng trong vòng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất, sau đó cho vào máy xay kèm 1 ít nước để xay nhuyễn. Lấy phần nước lá lộc vừng để uống, còn phần bã đắp trực tiếp vào khu vực viêm sưng ở hậu môn trong vòng 15-20 phút, sau đó vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Thực hiện cách dùng này mỗi ngày một lần liên tục trong vòng từ 7-10 ngày để cải thiện cũng như ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ tái phát.

Mặc dù cây lộc vừng mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh trĩ nhờ vào các thành phần chống viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp giảm triệu chứng đau nhức, viêm sưng, khó chịu… và thu nhỏ dần búi trĩ sưng phồng; tuy nhiên cách chữa trị này chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị, không thể chữa trị hoàn toàn bệnh, nhất là khi triệu chứng đã trở nặng hoặc búi trĩ sa tụt ra ngoài hậu môn.

Trong trường hợp bệnh trĩ đã ở mức độ nghiêm trọng như trên, người bệnh nên ngay lập tức đến các thăm khám tại các trung tâm y tế chuyên khoa uy tín trên địa bàn để được đánh giá và điều trị hiệu quả. Điều này giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 2 cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng an toàn hiệu quả được bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp và chia sẻ cụ thể. Nếu còn vấn đề liên quan đến sức khỏe cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám chúng tôi qua số điện thoại sau Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám sớm nhất cho bạn (nếu cần).