Mục Lục
Nhiều người khi gặp phải bệnh trĩ có mong muốn tìm hiểu và sử dụng các phương pháp dân gian nhằm mang lại hiệu quả, độ an toàn cho sức khỏe khi sử dụng trong khoảng thời gian dài với mức chi phí hợp lý. Hiểu được mối bận tâm này, bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả và vô cùng đơn giản ngay tại nhà, hãy cũng theo dõi chi tiết nhé!
Cây dầu tía chữa bệnh trĩ được không?
Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến mọi đối tượng từ nam đến nữ, thanh niên cho đến người cao tuổi. Bệnh xuất hiện khi các mạch máu ở khu vực hậu môn – trực tràng bị áp lực chèn ép quá mức, dẫn đến biến dạng sưng to, tắc nghẽn và hình thành búi trĩ.
Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ có thể sưng to nghiêm trọng hơn, gây nhiều đau đớn, ngứa rát, sưng đỏ và chảy máu… khi đại tiện hoặc thực hiện các hoạt động mạnh. Búi trĩ cũng có thể bị sa xuống hậu môn (sa búi trĩ), từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc hậu môn, thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thông thường của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường là bởi thói quen ít vận động, táo bón kéo dài, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc chế biến sẵn, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, tuổi tác cao, phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh, thói quen ngồi hoặc đứng lâu, stress và lo lắng kéo dài, bệnh lý liên quan,…
Cây thầu dầu là một loài cây thân thảo xuất phát từ khu vực Đông Phi, hiện nay đã được trồng và sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Điều này là nhờ vào lượng dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt của cây có nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. Hạt thầu dầu khá nhỏ, có màu nâu đậm, bên trong chứa lượng lớn tinh dầu có thể được sử dụng trong sản xuất sơn, dầu mỡ công nghiệp, chất bôi trơn, sáp, nhựa tổng hợp và các sản phẩm chống thấm. Đặc biệt, dầu thầu dầu còn được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm.
– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định rằng cây thầu dầu tía chứa nhiều thành phần có ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Các hợp chất hữu ích như Flavonoid có khả năng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế sự phát triển của nhiều tác nhân gây hại; Triterpenoid có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, giúp chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm gây hại.
Lá cây thầu dầu chứa một loại dầu đặc biệt (được tìm thấy trong tuyến dầu của cây) có mùi hương đặc trưng và axit ricinoleic (axit béo không bão hòa). Chúng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm rất cao, điều này giúp mang lại công dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả của cây thầu dầu tía.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo bên trong cây thầu dầu cũng tồn tại một chất độc gọi là ricin (thường có ở trong hạt thầu dầu. Đây là một độc tố protein rất mạnh, có thể gây nguy hiểm đối với người và động vật. Do đó, việc sử dụng loại cây này làm thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm.
– Trong y học dân gian, lá của cây thầu dầu có vị ngọt cay, ít gây hại và được sử dụng nhiều trong việc điều trị các vấn đề về da như viêm nhiễm, ngứa ngáy, bài trừ độc tố… Dầu chiết xuất từ cây thầu dầu cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động nhuận tràng và thông tiện…
Tinh dầu thu được từ lá cây thầu dầu thường được dùng để làm sạch ruột và kích thích tiêu hóa. Với khả năng kích thích hoạt động nhu động của ruột, giảm triệu chứng táo bón và các triệu chứng viêm nhiễm, cây thầu dầu đã mang lại nhiều hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Do lá cây thầu dầu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm ngoài da nên những người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng lá cây thầu dầu nghiền nhuyễn hoặc ép nước để bôi thoa lên vùng da bị nhiễm trùng, viêm sưng,… từ đó giúp giảm đi các triệu chứng khó chịu.
3 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
Ngâm rửa nước cây thầu dầu
Phương pháp này có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà, mang lại hiệu quả trong việc giảm sưng đau, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu do búi trĩ gây ra. Thường xuyên ngâm rửa với nước lá cây thầu dầu cũng hỗ trợ hoạt động lưu thông máu ở khu vực hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi giúp thu nhỏ dần búi trĩ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá cây thầu dầu tía tươi, rửa sạch với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên lá. Cho lá cây thầu dầu tía vào nồi và đun với khoảng 2-3 lít nước, khi nước sôi bật nhỏ lửa thêm 7-10 phút để tinh dầu trong lá thẩm thấu và hòa tan vào trong nước rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn, chờ nguội bớt thì thực hiện ngâm rửa khu vực hậu môn sưng đau, đến khi nước nguội hẳn thì vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Kiên trì thực hiện phương pháp này đều đặn để giảm triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng.
Đắp lá cây thầu dầu tía lên hậu môn
Người bệnh cũng có thể sử dụng lá cây thầu dầu tía để đắp lên khu vực tổn thương ở búi trĩ, qua đó giúp làm dịu các triệu chứng sưng đau, ngứa rát do bệnh trĩ và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá cây thầu dầu tía tươi, rửa sạch với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Để lá thầu dầu ráo nước rồi đem giã nhuyễn bằng cối. Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, đắp phần bã lá thầu dầu đã giã nhuyễn ở trên vào khu vực hậu môn bị sưng đau, ngứa ngáy trong khoảng 30 phút. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối trước khi ngủ đều đặn mỗi ngày để búi trĩ mau chóng thu nhỏ lại.
Dùng lá cây thầu dầu tía với lá vông
Cây vông (Erythrina orientalis) là một loại cây thân gỗ nhỏ có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Lá của nó thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, nhờ vào khả năng kháng khuẩn và chống viêm có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm da, bệnh trĩ,… đồng thời kích thích quá trình phục hồi tổn thương diễn ra nhanh hơn. Do đó, người mắc bệnh trĩ có thể kết hợp lá cây thầu dầu tía với lá vông để tăng cường hiệu quả điều trị.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá cây thầu dầu tía và lá vông tươi, rửa sạch với nước muối loãng khoảng 15 phút. Cho lá cây thầu dầu tía và lá vông vào nồi với khoảng 2 lít nước, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút rồi tắt bếp. Lọc nước và bã để riêng, phần bã đem đi giã nát bằng cối để sử dụng, còn phần nước đổ ra chậu lớn.
Khi nước đã nguội bớt, tiến hành ngâm rửa khu vực hậu môn sưng đau. Sau đó dùng băng vải sạch mỏng bọc lại phần bã đã giã nát ở trên và đắp vào khu vực búi trĩ sưng đau trong 10-15 phút. Sau đó chỉ cần rửa sạch lại hậu môn với nước và lau khô bằng khăn mềm.
Lưu ý rằng việc sử dụng lá cây thầu dầu tía chỉ mang tính hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trĩ, đồng thời người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm chuyên môn. Do đó, nếu không có sự cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà, người bệnh nên sớm tìm kiếm sự chăm sóc chuyên nghiệp tại các cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả và đơn giản” được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ. Nếu cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ ngay với phòng khám chúng tôi qua số điện thoại sau Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, đội ngũ y tế tại đây sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).