Có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ khác nhau, từ cách hiện đại tân tiến cho đến cách dân gian truyền miệng. Trong đó, sử dụng phèn chua là một trong những phương pháp dân gian đã và đang được nhiều người sử dụng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị bằng loại nguyên liệu này, bài viết sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về 4 cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả và an toàn, cùng theo dõi ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua có được không?

Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh xuất hiện khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng chịu sự chèn ép lớn và kéo dài, lâu dần dẫn đến sự biến dạng, phình to và sưng phồng, điều này gây tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sớm, điều này có thể khiến một hoặc nhiều búi trĩ xuất hiện trong niêm mạc ống hậu môn.

Khi búi trĩ xuất hiện, người bệnh sẽ cảm nhận thấy nhiều triệu chứng khó chịu như sưng đỏ hoặc sờ thấy khối u ở hậu môn, cảm nhận cơn đau nhức, ngứa rát, nóng buốt hoặc chảy máu ở hậu môn khi đại tiện. Nếu bệnh trĩ không được chăm sóc mà để tiến triển trong thời gian dài, nó có thể chuyển sang biến chứng nghiêm trọng như sa búi trĩ (búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn) gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức, lở loét và chảy máu ngay cả khi không đại tiện, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất học tập và làm việc của người bệnh.

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua có được không?

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua có được không?

Phèn chua (muối Kali alum) là một loại muối có cấu trúc tinh thể với nhiều kích thước khác nhau, thường có màu trắng hoặc hơi trong suốt, hình thành thông qua quá trình kết tinh từ dung dịch chứa kali aluminat và sunfat nhôm. Phèn chua là một dạng muối tự nhiên khá phổ biến, thường xuất hiện trong mỏ đá phèn chua và được khai thác như một nguyên liệu khoáng sản. Mặc dù có thể tan trong nước, phèn chua lại không tan trong cồn.

Trong y học dân gian truyền thống, phèn chua (Kali alum) được sử dụng như một phương pháp điều trị một số vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh trĩ. Thông thường, nó được sử dụng để làm sạch, giảm triệu chứng viêm sưng chảy máu, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhỏ. 

Nhờ vào tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, phèn chua có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hại và giảm các triệu chứng viêm nhiễm như sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát do búi trĩ gây ra. Ngoài ra, phèn chua cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh lý ngoài da như viêm da, đau răng, hôi nách, nấm,…

4 Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua an toàn và hiệu quả

Ngâm rửa hậu môn

Thực hiện: Chuẩn bị 300-500 gram phèn chua, đảo đều trên chảo nóng 5 phút rồi tắt bếp, sau đó nghiền nát rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần sử dụng cho phèn chua vào trong nước nóng với tỷ lệ 1:10 (có thể điều chỉnh tỷ lệ này theo nhu cầu sử dụng) rồi ngâm rửa hậu môn trong khoảng 15-20 phút. Cuối cùng rửa sạch hậu môn với nước để loại bỏ hoàn toàn dung dịch phèn chua và lau khô bằng khăn mềm.

Kiên trì thực hiện phương pháp ngâm rửa hậu môn với nước phèn chua này mỗi ngày một lần, sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng sưng đau khó chịu do bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

Xông hơi hậu môn

Thực hiện: Chuẩn bị 10 gram phèn chua cùng với 20 gram lá ngải cứu và rau kinh giới, rửa sạch hai loại lá trên rồi cho tất cả vào nồi rồi đun sôi với nước, khi nước sôi đun nhỏ lửa thêm 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn cho nguội bớt rồi thực hiện xông hơi khu vực sưng đau khó chịu ở hậu môn. Sau khi nước xông đã nguội có thể sử dụng để ngâm rửa hậu môn rồi lau khô sạch sẽ.

Kiên trì thực hiện phương pháp xông hơi hậu môn với phèn chua này mỗi tuần 2-3 lần để cải thiện các triệu chứng sưng đau, khó chịu và giúp thu nhỏ dần búi trĩ.

Phèn chua kết hợp lá trà tươi

Lá trà tươi là nguồn nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin, polyphenol và flavonoid. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Lá trà còn chứa các hợp chất khác như epigallocatechin gallate (EGCG) và theanine có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, kháng khuẩn và bệnh tật.

Các thành phần khác trong lá trà tươi như caffeine và theanine có tác dụng cải thiện sự tập trung, tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng mệt mỏi. Do đó, sự kết hợp giữa phèn chua và lá trà tươi không chỉ giúp giảm triệu chứng sưng đau, ngứa rát khó chịu mà còn ngăn chặn bệnh trĩ trở nặng và giảm dần kích thước của búi trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị 10 gram phèn chua cùng với 100 gram lá trà xanh còn tươi, ngâm rửa lá trà trong nước muối khoảng 15-20 phút, rửa sạch lại rồi để ráo. Đun sôi lá trà xanh với khoảng 1 lít nước, đến khi sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn và cho phèn chua vào khuấy tan, chờ nước nguội bớt thì ngâm rửa hậu môn trong khoảng 5 – 10  phút, sau đó vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước và lau khô.

Kiên trì thực hiện phương pháp ngâm rửa hậu môn với nước phèn chua và lá trà tươi này 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng sưng đau, khó chịu và thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua kết hợp các nguyên liệu khác

Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua kết hợp các nguyên liệu khác

Phèn chua kết hợp lá trầu không

Lá trầu không chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống khuẩn và kháng viêm, đặc biệt là phenolic và flavonoid. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi nhằm điều trị chứng viêm nhiễm, nhiễm trùng vi khuẩn và cả một số trường hợp liên quan đến bệnh trĩ. Lá trầu không có khả năng làm dịu các triệu chứng đau rát, sưng đỏ, ngứa ngáy ở khu vực hậu môn, đồng thời còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do búi trĩ gây ra.

Thực hiện: Chuẩn bị 10 gram phèn chua cùng với 100 gram lá trầu không, ngâm rửa lá trầu không trong nước muối khoảng 15-20 phút, rửa sạch lại rồi để ráo. Đun sôi lá trầu không với khoảng 2 lít nước, đến khi sôi vặn nhỏ lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn và cho phèn chua vào khuấy tan, chờ nguội bớt thì ngâm rửa khu vực hậu môn khoảng 10 phút, sau đó vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước và lau khô.

Kiên trì thực hiện phương pháp ngâm rửa hậu môn với nước phèn chua và lá trầu không này từ 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng sưng đau khó chịu và rút ngắn thời gian hồi phục của các tổn thương do búi trĩ  tác động.

Mặc dù phèn chua mang lại nhiều hiệu quả và an toàn trong việc điều trị bệnh trĩ, nhờ vào khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ,… nhưng người bệnh không nên chủ quan. Việc thăm khám tại các trung tâm y tế chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng là rất quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng, bảo vệ sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chính bản thân.

Trên đây là những thông tin liên quan đến một số cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả và an toàn được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ. Nếu còn vấn đề nào khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ chuyên sâu, bạn đọc có thể liên hệ ngay với phòng khám của chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, chuyên viên y tế có kinh nghiệm sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn kiểm tra ngay cho bạn (nếu cần thiết).