Nhiễm herpes zoster (giời leo) là bệnh lý không còn xa lạ với người Việt Nam. Phổ biến là vậy nhưng vẫn còn nhiều người không nhận biết bệnh và không thăm khám, không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Thế nên, bài viết sau sẽ thông tin cụ thể về vấn đề nhiễm herpes zoster là gì: Nhận biết, triệu chứng và cách điều trị. Mong qua đó, giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức bệnh hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhiễm Herpes zoster là gì ?

Herpes zoster đó là bệnh nhiễm virus xảy ra khi chủng virus varicella-zoster tái hoạt động. Triệu chứng/dấu hiệu thường thấy nhất đó là phát ban da liễu gây đau. Các biểu hiện bệnh thường gây đau dọc theo vùng da bị ảnh hưởng, sau đó nổi lên nên các nốt mụn nước sau 2-3 ngày.

Một dấu hiệu bệnh điển hình khác đó là hình thành các mụn nước dạng Herpetiform gây đau trên nền ban đỏ. Triệu chứng này được điều trị bằng một số thuốc kháng virus như: Thuốc acyclovir, famciclovir, thuốc valacyclovir trong vòng 72 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng.

Virus Herpes zoster gây bệnh

Virus Herpes zoster gây bệnh

Sự tái hoạt của chủng virus varicella-zoster (VZV) vẫn nằm im, khu trú trong các hạch gốc ở lưng, trong nhiều thập kỷ sau khi bệnh nhân tiếp xúc với virus ở dạng varicella (bệnh thủy đậu). Sau dẫn đến bệnh herpes zoster (bệnh zona, dân gian còn gọi là bệnh giời leo). Mặc dù bệnh thường gây phát ban kèm theo cơn đau, nhưng nếu bạn không khám, không điều trị có thể nghiêm trọng hơn nhiều và gây biến chứng xấu đến sức khỏe. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ nhiễm herpes zoster

Bị bệnh herpes zoster (bệnh zona, giời leo) gây nên bởi virus thuỷ đậu VZV (varicella-zoster virus), chủng virus hướng da thần kinh. Bệnh thuỷ đậu xuất hiện ở người bị nhiễm VZV lần đầu, còn bệnh zona xuất hiện ở người từng bị nhiễm VZV (loại VZV này tồn tại trong rễ hạch thần kinh). Sau chúng sẽ tái hoạt động khi có điều kiện thuận lợi như bị chấn thương tinh thần hoặc thể chất, suy giảm miễn dịch… Nhiều thông tin nghiên cứu cho rằng zona là hiện tượng tái hoạt của virus VZV tiềm ẩn.

Người suy giảm khả năng miễn dịch là đối tượng nguy cơ nhiễm herpes zoster

Người suy giảm khả năng miễn dịch là đối tượng nguy cơ nhiễm herpes zoster

Herpes zoster gây viêm dây thần kinh cảm giác, từ đó ảnh hưởng đến lớp thượng bì của da. Bên cạnh đó, đôi khi là sừng sau và trước của chất xám, màng não và cả rễ thần kinh ở lưng. Hiện nay bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng với những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Cụ thể:

Herpes zoster dễ xuất hiện ở bệnh nhân cao tuổi, nhất là những người trên 50 tuổi. Đối tượng từ 50 tuổi, nguy cơ mắc zona thần kinh tăng dần.

Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đó cũng là đối tượng có điều kiện thuận lợi cho virus herpes zoster phát triển và gây bệnh.

Người đã từng mắc một số bệnh lý nền khác làm suy giảm hệ miễn dịch như: Bệnh HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường, viêm màng não, viêm não.

Đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch do dùng thuốc chống thải ghép, thuốc corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon) liều cao, dùng dài ngày.

Bệnh nhân đang và đang điều trị với hóa chất ức chế miễn dịch cũng là đối tượng dễ bị nhiễm herpes zoster hơn. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng điển hình khi bị nhiễm herpes zoster

Sau khi bị nhiễm herpes zoster cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng nhận biết điển hình như sau:

Hình ảnh về triệu chứng điển hình khi bị nhiễm herpes zoster

Hình ảnh về triệu chứng điển hình khi bị nhiễm herpes zoster

Trong 1 – 2 ngày đầu vùng da người bệnh có thể bị nổi ban đỏ. 

Sau các vết ban herpes zoster này sẽ biến thành mụn nước và chúng tập trung theo từng đám như chùm nho. 

Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn nước căng lên và bên trong có chứa dịch. Sau vài ngày chuyển sang màu đục dần rồi hóa mủ. 

Cuối cùng, các nốt mụn rộp này bị vỡ, hình thành các vảy và bong dần sau khi khô. Cuối cùng để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da…

Kèm với đó có cảm giác đau rát, đau nhói, đau sâu ngứa rất khó chịu ở một phía cơ thể.

Người bệnh có thể bị nóng sốt, người mệt mỏi mất ngủ vì những triệu chứng ngứa, rát bỏng hoặc gây rối loạn cảm giác vùng da bị tổn thương.

Vùng da bị viêm nhiễm herpes zoster rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, vận động…. Bởi khi chạm vào sẽ tăng cảm giác đau rát khó chịu nặng nề hơn.

➠➠ Khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện/triệu chứng nêu trên, người bệnh tốt nhất hãy nhanh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và có hướng khắc phục ngay. Nếu không bệnh tình tiến triển nặng nề hơn, gây viêm nhiễm sâu hơn, sẽ biến chứng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh herpes zoster có nguy hiểm không?

Bị nhiễm herpes zoster hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhanh chóng, an toàn khi bạn điều trị đúng cách. Nếu bạn chủ quan không khám điều trị sớm bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

Bệnh herpes zoster khi không điều trị hiệu quả có thể gây mù lòa

Bệnh herpes zoster khi không điều trị hiệu quả có thể gây mù lòa

Đau dây thần kinh: Sau khi nhiễm herpes zoster và các nốt mụn nước đã biến mất, nhưng vẫn còn những cơn đau dây thần kinh dọc theo vùng da bị tổn thương. Nguyên nhân do virus herpes zoster đã phá hủy và gây tổn thương dây thần kinh, nên làm cho các dây này dễ bị kích thích hơn.

Giảm thị lực: Khi bị bệnh zona thần kinh ở vùng mắt, thường sẽ gây nhiễm trùng khu vực này, Nhưng nếu bạn không điều trị đúng cách và không điều trị kịp thời có thể gây giảm mất thị lực.

Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: Virus herpes zoster có thể theo máu tấn công vào vùng thần kinh trung ương và gây viêm não, mất thăng bằng, mất thính giác hoặc liệt mặt.

Nhiễm trùng da: Những vùng da tổn thương đó sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, tác nhân có hại khác xâm nhập gây viêm da. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa herpes zoster

Để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm nêu trên, cũng như giúp việc điều trị bệnh sớm đạt được kết quả tốt. Người bệnh ngay khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị nhiễm herpes zoster, hãy đến ngay tại các đơn vị phòng khám chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, điều trị và đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn như sau:

Thuốc là phác đồ điều trị bệnh herpes zoster phổ biến, hiệu quả hiện nay

Thuốc là phác đồ điều trị bệnh herpes zoster phổ biến, hiệu quả hiện nay

Cách chẩn đoán herpes zoster

Khi đến với Phòng Khám Trường Hải bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ thực hiện thăm khám và áp dụng một số cách chẩn đoán bệnh tình như sau:

Ở người suy giảm miễn dịch, chẩn đoán herpes zoster thường dựa trên biểu hiện lâm sàng như tình trạng mụn nước gây đau ở vùng chi phối của dây thần kinh.

Hoặc áp dụng xét nghiệm PCR – đây là cách chẩn đoán bệnh herpes zoster tốt nhất đạt trên > 95%.

Bên cạnh đó còn có thể làm xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) qua các vết xước từ những tổn thương da mụn nước chưa đóng vảy.

Hoặc có thể chẩn đoán bệnh herpes zoster qua nuôi cấy virus. Với cách này có độ nhạy từ 50- 75 % trong các mẫu dương tính với PCR. 

Phương pháp điều trị herpes zoster

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh herpes zoster và đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh tình. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả, an toàn, tránh để lại di chứng như sau:

Kê toa và hướng dẫn dùng một số thuốc kháng virus để chữa lành các tổn thương, giảm mức độ nghiêm trọng bệnh, ngăn chặn virus herpes zoster phát tán, lây nhiễm.

Sau thực hiện chăm sóc tại chỗ phù hợp từng giai đoạn tổn thương, cộng dùng thêm thuốc giảm đau với trường hợp bệnh có biểu hiện đau rát khó chịu.

Bác sĩ chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh nếu bệnh herpes zoster đã gây bội nhiễm.

Sau khi điều trị bệnh thành công sẽ kê toa thêm một số loại thuốc để nâng cao sức đề kháng.

Phòng ngừa bệnh herpes zoster

Bệnh nhân bị herpes zoster có thể do truyền virus varicella zoster (VZV) cho những người chưa từng bị thủy đậu và chưa được tiêm ngừa thủy đậu. VZV lây truyền từ người này sang người khác khi bạn có tiếp xúc trực tiếp hoặc bị lây nhiễm từ các vùng da tổn thương chưa lành. Do đó để phòng tránh bị nhiễm căn bệnh này, chúng ta cần phải thực hiện một số điều sau:

  • Cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Che đậy các vị trí bị tổn thương cẩn thận, người bệnh cần nên đeo khẩu trang.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng thường xuyên.
  • Duy trì lối sống tích cực, lành mạnh, cũng như hạn chế sự căng thẳng đó cũng là cách phòng tránh lây nhiễm herpes zoster.
  • Với phụ nữ có thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu tốt nhất nên tránh xa không nên tiếp xúc với người bị herpes zoster.
  • Nên thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho những người chưa từng mắc bệnh.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, để có thể tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh herpes zoster là một bệnh truyền nhiễm, nên hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về bệnh này. Nếu bạn cần được tư vấn thêm nhiều thông tin khác, vậy hãy gọi đến Hotline: 0961 300 273 hoặc nhấp vafo khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp chi tiết cách nhanh chóng.