Hiện nay, ngày càng có nhiều người bệnh quan tâm đến các phương thuốc điều trị dân gian, nhằm mang lại sự an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài cũng như đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Trong đó, việc sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ được nhiều người quan tâm và thắc mắc liệu nó có thực sự hiệu quả. Hãy cùng với bài viết sau đây tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Bệnh trĩ (hay còn được biết đến với tên gọi bệnh lòi dom) là một vấn đề sức khỏe mang theo nhiều sự khó chịu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh xuất hiện khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực chèn ép lớn trong thời gian dài, dẫn đến bị biến dạng sưng phồng bất thường, gây tắc mạch, viêm nhiễm và tạo thành một hoặc nhiều búi trĩ.

Sự xuất hiện của búi trĩ sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, ngứa rát, nóng buốt, thậm chí chảy máu khi đại tiện. Nếu không sớm khắc phục điều trị, bệnh trĩ có thể biến chứng thành sa búi trĩ, khiến khu vực hậu môn sưng tấy, đau đớn, chảy máu, viêm loét nghiêm trọng ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện. Điều này về lâu dài gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều công việc và cuộc sống của người bệnh.

Cây bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ được trồng phổ biến trong các khu vườn, công viên và khu dân cư tại nhiều nơi, trong đó có cả Việt Nam. Đặc trưng của cây bàng là những chiếc lá thuôn dài với phần đầu hơi tròn, lá non sẽ có màu xanh và dần chuyển sang màu đỏ đậm hoặc vàng khi già. Vào mùa khô, cây bàng rụng rất nhiều lá, tạo nên hình ảnh những tán cây trơ trụi với phần gốc cây rụng đầy lá vàng rực rỡ trong không gian mùa thu.

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

– Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được rằng lá cây bàng chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ, gồm có:

  • Tanin – một thành phần quan trọng có trong lá cây bàng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Tannin không chỉ giúp giảm viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở da và niêm mạc mềm mà còn đóng vai trò trong việc giảm triệu chứng sưng đau,  ngứa rát khó chịu và chảy máu ở búi trĩ.
  • Flavonoid bao gồm quercetin, kaempferol và catechin cũng được tìm thấy trong lá cây bàng. Những hoạt chất flavonoid này có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kháng khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của những tác nhân gây hại bên ngoài.
  • Saponin có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sưng đau và viêm nhiễm khó chịu liên quan do bệnh trĩ gây ra.
  • Acid ellagic trong lá cây bàng là một hợp chất kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức, ngứa ngáy và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở khu vực búi trĩ.
  • Vitamin C, vitamin E và và các khoáng chất vi lượng như kali, canxi, magie, kẽm,… trong lá bàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, làm dịu triệu chứng khó chịu ở hậu môn và nâng cao sức khỏe tổng thể.

– Trong y học dân gian, lá cây bàng được dùng nhiều trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và chứng tiêu chảy, nhờ vào khả năng chống viêm và ổn định đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, lá bàng còn được sử dụng để điều trị, giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi của các vết thương nhỏ. Nhờ vậy, lá cây bàng chính là một loại nguyên liệu tự nhiên hữu ích trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

3 Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ

Xông hơi hậu môn

Lá cây bàng có thể được sử dụng để xông hơi khu vực hậu môn, qua đó giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Đây là một phương pháp điều trị đơn giản mà người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà, giúp giảm cảm giác sưng đau, ngứa rát, cải thiện lưu thông máu ở hậu môn và thu nhỏ dần búi trĩ.

Xông hơi hậu môn bằng lá bàng chữa bệnh trĩ

Xông hơi hậu môn bằng lá bàng chữa bệnh trĩ

Thực hiện: Chuẩn bị một số lá cây bàng tươi và không bị hư hại (ít bị các loại sâu bọ ăn lá), rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất dính trên lá. Đun khoảng 2-3 lít nước, thêm lá bàng vào, đến khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn, tiến hành xông hơi khu vực hậu môn cho đến khi nước nguội, dùng nước này để ngâm rửa hậu môn và lau khô sạch sẽ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngâm rửa hậu môn

Người bệnh còn có thể sử dụng phần lá và vỏ của cây bàng để ngâm rửa khu vực hậu môn, điều này sẽ giúp làm sạch và làm dịu các triệu chứng khó chịu (đau nhức, ngứa rát, chảy máu); đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng khi búi trĩ sưng to hoặc sa xuống hậu môn.

Thực hiện: Chuẩn bị lá và vỏ cây bàng, ngâm nước muối và rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn. Đun nồi nước khoảng 2-3 lít, vò nát lá bàng cùng với vỏ bàng rồi cho vào nồi đun, đến khi sôi vặn nhỏ lửa để các hoạt chất hữu ích thẩm thấu vào trong nước, đun thêm 10 phút, thêm ít muối tinh rồi tắt bếp.

Đổ nước ra chậu lớn, chờ nước nguội bớt chỉ còn ấm thì ngâm rửa hậu môn khoảng 10-15 phút, sau đó vệ sinh hậu môn và lau khô nhẹ nhàng sạch sẽ. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này này từ 2-3 lần/tuần để giảm triệu chứng sưng đau và thu nhỏ dần búi trĩ.

Uống nước lá bàng non

Sử dụng nước hãm từ lá bàng non để uống có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu. Những tinh chất hữu ích từ lá bàng non sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, giảm dần kích thước búi trĩ…

Uống nước lá bàng chữa bệnh trĩ

Uống nước lá bàng chữa bệnh trĩ

Thực hiện: Chuẩn bị 50-100 gram lá bàng non ngâm nước muối và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất, sau đó đem đun với 500ml nước lọc. Uống nước lá bàng nóng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, ngăn ngừa táo bón và cải thiện tình trạng búi trĩ sưng đau.

Phương pháp sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ chỉ là được truyền miệng trong dân gian, về bản chất chỉ mang tính chất hỗ trợ, không phải là biện pháp xử lý tối ưu, nhất là khi bệnh đã ở mức độ nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Một vài trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, gan thận,… cũng không nên thực hiện biện pháp điều trị này.

Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn chữa trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý chữa trị tùy tiện vì có thể khiến búi trĩ trở nặng hơn và xuất hiện thêm những biến chứng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Dùng lá bàng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?” được bài viết chia sẻ cụ thể. Nếu bạn cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, hãy nhanh tay gọi ngay đến số điện thoại phòng khám chuyên khoa Hotline: 0961 300 273 hoặc bấm vào bảng chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ y tế tại phòng khám đa khoa khu vực Hải Dương sẽ ngay lập tức hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám điều trị cho bạn trong thời gian sớm nhất.