Mục Lục
Việc tìm hiểu các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp có thể giảm bớt đi những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì vậy, rất nhiều người bệnh dành ra sự quan tâm đặc biệt đến những phương pháp điều trị dân gian bằng các nguyên liệu tự nhiên như lá ngải. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin cụ thể về loại nguyên liệu này trong chuyên mục giải đáp “Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không?”, hãy cùng theo dõi nhé!
Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không?
Bệnh trĩ (hay còn gọi bệnh lòi dom) là một bệnh lý khá phổ biến tại khu vực hậu môn trực tràng. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực đè nén lớn kéo dài, dẫn đến tình trạng biến dạng bất thường, sưng phồng, viêm nhiễm, tắc nghẽn và hình thành nên các búi trĩ.
Khi búi trĩ xuất hiện, người bệnh thường đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và chảy máu hậu môn khi đại tiện. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến biến chứng sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn nhưng không thể đẩy trở lại vào trong trực tràng). Điều này gây ra viêm nhiễm, đau nhức, tiết dịch mủ và chảy máu ồ ạt ở hậu môn ngay cả khi không đại tiện,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cây ngải cứu đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm, an thần tĩnh tâm và diệt trừ sâu bọ. Đây là một loại cây thân thảo, cao khoảng 0.5 – 1.5 mét, lá mọc so le với nhau, các phiến lá chẻ như hình lông chim màu xanh tươi. Mặt trên của lá ngải có màu xanh sẫm, trong khi mặt dưới có màu trắng xám, có lông và tỏa ra mùi hơi hắc khi bị vò nát. Cây ngải cứu thường mọc hoang dại ở các vùng đồng cỏ, vườn và ven đường.
– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định nhiều thành phần hữu ích trong việc chữa trị bệnh trĩ của cây ngải cứu như:
- Tinh dầu: Lá ngải cứu chứa nhiều hợp chất tinh dầu như thujone, camphor, cineole và các terpen khác. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh lý nhờ vào khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh.
- Flavonoid: Lá ngải cứu cũng chứa nhiều flavonoid như quercetin, rutin và luteolin. Những hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, ức chế vi khuẩn và các tác nhân gây hại, đồng thời có khả năng kháng viêm và phòng ngừa ung thư.
- Sesquiterpene lactone: Trong lá của cây ngải cứu, các hợp chất sesquiterpen lactone như artemisinin và inulin cũng được tìm thấy. Những hợp chất này được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus hiệu quả, đặc biệt nó còn có thể tiêu diệt một số loại ký sinh trùng gây bệnh ở con người.
- Acid phenolic: Một số acid phenolic tự nhiên như caffeic acid và chlorogenic acid cũng được phát hiện trong lá ngải cứu. Những hợp chất này có khả năng chống khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả.
- Chất đắng: Lá ngải cứu chứa các chất có vị đắng như absinthin và anabsinthin, có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa và nhuận tràng. Điều này giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa.
– Trong y học dân gian, các bộ phận như lá, cành và hoa của cây ngải cứu thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón và tiêu chảy. Nó còn được cho là có tác dụng chống viêm và giảm đau, do đó thường được dùng để cải thiện các tình trạng viêm nhiễm và đau nhức ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Ngoài ra, ngải cứu cũng được biết đến với khả năng an thần và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Điều này giúp giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi – một trong những yếu tố kích thích dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ.
3 Cách dùng lá ngải để chữa bệnh trĩ
Kết hợp lá ngải với thảo dược khác
Lá ngải cứu được biết đến với khả năng giảm viêm và kháng khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương viêm nhiễm, lở loét ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu kết hợp với một số thảo dược khác để tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là những trường hợp có triệu chứng xuất huyết ở hậu môn.
Thực hiện:
+ Chuẩn bị lá ngải cứu, lá sung, lá lốt, lá cúc tần và 1 củ nghệ. Đem tất cả các nguyên liệu này ngâm rửa với nước muối loãng 15 phút, sau đó rửa sạch lại, cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với 2-3 lít nước. Chờ đến khi nước sôi thì đun thêm 10 phút rồi tắt bếp và đổ ra chậu lớn.
+ Đợi nước nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa khu vực hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn, sau đó vệ sinh lại sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm. Thường xuyên áp dụng phương pháp này từ 1-2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 1 tháng để cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
Kết hợp lá ngải với muối
Ngoài cách ngâm rửa hậu môn bằng lá ngải cứu kết hợp với các loại thảo dược ở trên, người bệnh cũng có thể thực hiện phương pháp ngâm rửa lá ngải cứu với muối để giảm bớt triệu chứng sưng đau khó chịu ở khu vực hậu môn và thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.
Thực hiện:
+ Chuẩn bị lá ngải cứu tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun với 2-3 lít nước. Chờ đến khi nước sôi đun thêm 15 phút rồi tắt bếp, đổ ra chậu lớn và cho thêm một ít muối tinh vào.
+ Đợi đến khi nước nguội bớt thì ngâm rửa khu vực hậu môn cho đến lúc nước nguội hẳn, sau đó vệ sinh lại sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm. Thường xuyên áp dụng phương pháp này từ 1-2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 1-2 tháng để cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu của bệnh trĩ.
Đắp lá ngải cứu
Đây là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Người bệnh sẽ dùng lá ngải cứu kết hợp với rau diếp cá để đắp lên khu vực búi trĩ bị tổn thương và sưng đau. Qua đó, cải thiện các triệu chứng bệnh và thu nhỏ dần kích thước của búi trĩ.
Thực hiện:
+ Chuẩn bị lá ngải cứu và lá diếp cá tươi, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo và đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
+ Đắp trực tiếp hỗn hợp thu được lên khu vực sưng đau ở hậu môn trong khoảng 20 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước ấm và lau khô sạch sẽ. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối, trước khi ngủ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mặc dù lá ngải cứu mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ, nhưng nó chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể chữa trị bệnh trĩ hoàn toàn. nhất là trong trường hợp búi trĩ bị sa tụt ra ngoài hậu môn hoặc gây ra các biến chứng viêm nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên thăm bác sĩ tại các trung tâm y tế có chuyên môn về bệnh hậu môn trực tràng uy tín để được điều trị phù hợp và hiệu quả, qua đó hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bản thân.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không? 3 Cách dùng hiệu quả” được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ. Nếu có vấn đề sức khỏe cần được tư vấn hỗ trợ thêm, bạn đọc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế tại phòng khám sẽ trực tiếp hỗ trợ cũng như sắp xếp lịch hẹn thăm khám cho bạn.