Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau, trong đó, dùng lá vông được xem là một trong những phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên mang lại hiệu quả tích cực nhất nên được nhiều người lựa chọn. Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin này, mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi bài viết về 3 cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ được chia sẻ cụ thể sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lợi ích của lá vông trong chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ trong dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, đây là bệnh lý khá phổ biến ở khu vực hậu môn trực tràng, nó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt thông thường của người bệnh. Căn bệnh này phát sinh khi các mao mạch ở hậu môn liên tục chịu áp lực lớn, dẫn đến tình trạng biến dạng bất thường, sưng phồng, tắc nghẽn và hình thành nên búi trĩ.

Khi búi trĩ xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác sưng đau, sờ thấy khối u ở hậu môn, ngứa rát, nóng buốt hoặc chảy máu hậu môn khi đại tiện. Nếu không được điều trị sớm, bệnh trĩ có thể biến chứng nghiêm trọng như sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn) gây viêm nhiễm, sưng tấy, lở loét và chảy máu nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Cây vông nem được trồng phổ biến ở nhiều nơi, chẳng hạn như trong các khu vườn, công viên và đường phố… vì vẻ đẹp của hoa và khả năng chịu được nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt. Lá vông có hình dạng giống như trái tim, có màu xanh sáng, thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ và các vết loét viêm nhiễm trùng trên da.

Lợi ích của lá vông trong chữa bệnh trĩ

Lợi ích của lá vông trong chữa bệnh trĩ

– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định rằng lá vông nem chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc khắc phục và điều trị bệnh trĩ, cụ thể gồm:

  • Flavonoid: Lá vông nem chứa nhiều loại flavonoid (flavonol, flavon và isoflavonoid), đây là nhóm chất có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên, đồng thời có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh và thu nhỏ dần búi trĩ. Ngoài ra, flavonoid còn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó hạn chế khả năng tắc nghẽn và viêm nhiễm ở khu vực hậu môn.
  • Alkaloid: Một số alcaloid (erysodin và erysotrine) có thể được tìm thấy trong lá vông nem. Tuy nhiên, alcaloid thường có nhiều ở các phần khác của cây như vỏ, rễ hoặc hạt. Loại chất này có thể tác động lên hệ thần kinh và một vài bộ phận cơ thể, vì vậy người sử dụng lá vông nem cần lưu ý đến tác dụng phụ có thể xuất hiện.
  • Vitamin và khoáng chất: Lá vông nem cung cấp một số vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin C, vitamin A, kali, canxi và sắt. Tuy nhiên, nồng độ và tỷ lệ của các chất này có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và mức độ lưu trữ thành phần khoáng chất của cây.
  • Chất xơ: Lá vông nem chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhuận tràng, duy trì sức khỏe đường ruột hoạt động ổn định.

– Trong y học dân gian, lá vông được biết đến với tính bình, vị chát, có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương, do đó nó thường được sử dụng như một loại thuốc an thần và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, lá vông còn có khả năng kháng viêm, tiêu độc và tăng cường sức đề kháng khá tốt. Chúng cũng có thể giảm tình trạng xuất huyết và đau nhức do búi trĩ gây ra. Nhờ vào các đặc tính trên, lá vông được sử dụng như một loại nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra.

3 Cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả

Dùng lá vông chữa bệnh trĩ

Dùng lá vông chữa bệnh trĩ

Lá vông kết hợp lá thầu dầu tía

Lá thầu dầu tía được biết đến với khả năng chống táo bón, giảm viêm nhiễm, có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm rất tốt. Hơn nữa, lá thầu dầu tía cũng đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi của tổn thương do bệnh trĩ gây ra. Chính vì vậy, việc kết hợp lá vông với lá thầu dầu tía sẽ tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị một ít lá vông và lá thầu dầu tía, rửa sạch với nước, để ráo rồi giã nát bằng cối. Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn bằng nước ấm và lau khô. Lấy hỗn hợp lá đã giã nhuyễn ở trên cho vào túi vải và đắp lên khu vực sưng đau ở hậu môn trong khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh lại hậu môn bằng khăn sạch mềm.

Lá vông kết hợp lá sen

Lá sen chứa các chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên (flavonoid và tanin) mang lại khả năng giảm sưng đau, ngứa ngáy và viêm nhiễm. Chúng thường được sử dụng để làm dịu các vấn đề nhiễm trùng ở da và hỗ trợ làm lành các vết thương chảy máu. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng lá sen kết hợp với lá vông để điều trị các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Thực hiện: Chuẩn bị 30 gram lá vông và 30 gram lá sen, rửa sạch với nước và để ráo. Sau đó đem hai loại lá trên thái nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, tiếp tục cho vào nồi nước (khoảng 500ml) đun nóng, đến khi sôi chờ thêm 5 phút rồi tắt bếp. Lọc tách riêng phần bã và nước để sử dụng.

Phần nước cốt sử dụng trong ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm sưng đau và viêm nhiễm từ bên trong. Phần bã đắp lên khu vực sưng đau và viêm nhiễm do búi trĩ ở bên ngoài. Cách kết hợp này giúp búi trĩ thu nhỏ nhanh chóng, đồng thời cải thiện triệu chứng và hạn chế các biến chứng bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Kết hợp các nguyên liệu khác với lá vông chữa bệnh trĩ

Kết hợp các nguyên liệu khác với lá vông chữa bệnh trĩ

Lá vông ngâm rượu trắng

Rượu trắng có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao, khi bôi thoa ở khu vực tổn thương có thể ngăn chặn tình trạng viêm, nhiễm trùng, sưng đau và lở loét. Do đó, người bệnh có thể ngâm lá vông trong rượu trắng để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị 500 gram lá vông, ngâm trong nước muối 15 phút và rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn bám dính, thái nhỏ lá vông rồi đem phơi khô trong bóng râm. Tiếp theo, cho lá vông vào lọ thủy tinh sạch, ngâm với rượu trắng trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lẫn ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm thì pha thêm 30ml rượu lá vông, nên kiên trì thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức và thu nhỏ dần búi trĩ.

Mặc dù lá vông mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh trĩ nhờ vào khả năng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, giảm được các triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng đỏ và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng lá vông như một phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị, nó không thể thay thế việc điều trị chuyên sâu trong trường hợp búi trĩ bị sa tụt ra ngoài hậu môn hoặc có nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Trong trường hợp bệnh trĩ đã ở mức độ trầm trọng, người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế chuyên khoa về bệnh lý hậu môn – trực tràng uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được thăm khám và điều trị phù hợp, từ đó giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về 3 cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả được bài viết giải đáp chia sẻ cụ thể. Nếu có vấn đề sức khỏe liên quan cần được tư vấn hoặc hỗ trợ đầy đủ, bạn đọc có thể liên hệ ngay với phòng khám Trường Hải qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn tại đa khoa sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).