Việc chữa trị bệnh trĩ là rất quan trọng, giúp giảm bớt đi các triệu chứng khó chịu, đảm bảo sức khỏe và cuộc sống, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể về quy trình khám trĩ theo chuẩn Bộ y tế đưa ra để bạn đọc nắm rõ, cùng theo dõi ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Khám trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng viêm nhiễm và biến dạng ở các mao mạch xung quanh hậu môn trực tràng, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu và sưng tấy. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường là do táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh, thói quen ngồi hoặc đứng lâu, tâm lý thường xuyên căng thẳng áp lực,…

Khám trĩ là quá trình kiểm tra, đánh giá sức khỏe của hậu môn và trực tràng dưới bằng cách sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng như ống nội soi hoặc đèn pin. Trong quá trình khám trĩ, bác sĩ cũng hỏi thêm về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân, đồng thời thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định loại trĩ và mức độ phát triển của bệnh.

Khám trĩ là gì?

Khám trĩ là gì?

Mục đích của việc khám trĩ là chẩn đoán chính xác các thông tin về bệnh trĩ, đồng thời loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự ở khu vực trực tràng hậu môn. Do đó, quá trình thăm khám trĩ rất quan trọng, giúp lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, điều này giúp người bệnh giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử hoặc ung thư.

Bệnh nhân nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như máu lẫn trong phân, đau rát hậu môn, tiết dịch nhờn ẩm, ngứa ngáy khó chịu, có khối u cứng cộm hoặc khối thịt lồi ra ở hậu môn. Chú ý lựa chọn phòng khám chuyên khoa uy tín để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám, đánh giá và tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.

Quy trình khám trĩ chính xác và hiệu quả

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Đây là bước quan trọng giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân và đề xuất phương án điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần trả một số thông tin quan trọng liên quan đến tiền sử bệnh lý, nghề nghiệp, thuốc đã hoặc đang sử dụng, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày, các vấn đề liên quan đến hậu môn trực tràng (táo bón, bệnh trĩ, polyp…), thói quen và tần suất đi đại tiện, triệu chứng bất thường khác…

Người bệnh cần cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ, không nên ngần ngại hoặc che giấu vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và làm cho điều trị không đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, người bệnh cũng nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được giải đáp.

Quy trình khám trĩ tổng quát

Quy trình khám trĩ tổng quát

Bước 2: Kiểm tra vùng ngoài hậu môn

Để thực hiện khám trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận khu vực bên ngoài của hậu môn. Qua đó, bác sĩ có thể xác định được các triệu chứng liên quan đến bệnh như vết nứt kẽ trên niêm mạc hậu môn, sự hiện diện của các khối thịt màu đỏ hoặc tím sẫm (búi trĩ) lồi ra ngoài, viêm da xung quanh hậu môn, tiết nhiều dịch nhầy từ hậu môn, sự sưng tấy của hậu môn hoặc một khối u có độ cứng, sự xuất hiện của cục máu đông trong tĩnh mạch… nếu có. 

Bước 3: Khám trực tràng

Đây là một phần quan trọng trong quá trình bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh trĩ của người bệnh. Bệnh nhân không cần phải lo lắng hoặc e ngại khi thực hiện bước này, vì bác sĩ luôn tôn trọng và chăm sóc mỗi người bệnh một cách nhẹ nhàng và chu đáo nhất. Để tiến hành khám trực tràng, bệnh nhân cần thực hiện các bước sau:

  • Thay đồ và mặc áo choàng của phòng khám, sau đó nằm nghiêng về một bên hoặc nằm sấp với một bên hông hướng lên cao trên giường khám để bác sĩ dễ dàng tiến hành kiểm tra.
  • Bác sĩ sẽ đeo găng tay và bôi gel trơn lên ngón tay, sau đó nhẹ nhàng đưa vào hậu môn của bệnh nhân. Thủ tục này giúp bác sĩ cảm nhận được cấu trúc và các cơ quan bên trong hậu môn, đồng thời kiểm tra xem có tổn thương, viêm nhiễm hoặc khối u bất thường nào hay không.
  • Bác sĩ cũng sẽ quan sát màu sắc và tính chất của máu hoặc chất dịch nhầy trên găng tay để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường ở hậu môn.

Nếu việc khám này không đủ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đưa ra kết luận cuối cùng.

Quy trình khám trĩ vùng trực tràng

Quy trình khám trĩ vùng trực tràng

Bước 4: Xét nghiệm chuyên sâu

Xét nghiệm máu: Bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng ra máu khi đại tiện, dẫn đến tình trạng giảm lượng máu trong cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm máu là một phương pháp hiệu quả để đánh giá sức khỏe của bệnh nhân và phát hiện bệnh trĩ. Ngoài ra, thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể biết được lượng bạch cầu trong máu của bệnh nhân có tăng lên hay không, một trong những biến chứng thường gặp do bệnh trĩ gây ra.

Nội soi hậu môn – trực tràng: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ được coi là chính xác và hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi được trang bị camera để quan sát bên trong khu vực hậu môn và trực tràng của bệnh nhân. Thông qua quá trình nội soi, bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng của các mô lót, các u tuyến, niêm mạc mô mềm và các triệu chứng khác do bệnh trĩ gây ra. Phương pháp nội soi này không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân và chỉ mất vài phút để hoàn thành.

Bước 5: Chẩn đoán và điều trị

Bởi các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu, chảy máu khi đại tiện… không chỉ xuất phát từ bệnh trĩ mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác gây ra. Chính vì vậy, để phân biệt và đưa ra chẩn đoán chính xác, các bác sĩ cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó phân biệt rõ bệnh trĩ hay là do các vấn đề khác như viêm ruột, nứt kẽ hậu môn, rò lỗ hậu môn, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, polyp đại – trực tràng… gây ra.

Khi hoàn tất quá trình khám trĩ, bác sĩ sẽ thông báo kết quả chẩn đoán cho bệnh nhân và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống và chế độ ăn uống phù hợp để giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Quy trình khám trĩ sau chẩn đoán và điều trị

Quy trình khám trĩ sau chẩn đoán và điều trị

Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn này, đồng thời thực hiện lịch tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra đúng hướng và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trĩ trong tương lai.

Một số lưu ý khi khám trĩ

✜ Lựa chọn địa chỉ uy tín và có chuyên môn cao trong việc khám điều trị bệnh trĩ như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải – một trong những trung tâm chuyên khoa về bệnh hậu môn trực tràng hàng đầu tại khu vực Hải Dương.

✜ Trước khi khám trĩ, cần chuẩn bị tâm lý vì đây là vấn đề nhạy cảm có thể gây ra cảm giác xấu hổ hoặc ngại ngùng. Bệnh nhân nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ, trình bày chi tiết về các triệu chứng, thời gian xuất hiện của chúng và các thông tin liên quan khác.

✜ Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi khám trĩ, bao gồm việc làm sạch vùng hậu môn, không ăn uống gì trong vài giờ trước khi khám hoặc sử dụng thuốc gây tê nếu cần thiết. Ngoài ra, thực hiện thêm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

✜ Bệnh nhân nên trao đổi cụ thể với bác sĩ phụ trách về phương pháp điều trị, chi phí, thời gian và các biến chứng có thể xảy ra. Điều này giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe và mong muốn của bản thân.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Quy trình khám trĩ như thế nào theo chuẩn y tế” được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chia sẻ. Nếu còn vấn đề y tế nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat trực tuyến này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp thời gian thăm khám cho bạn.