Mục Lục
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là một trong những tác dụng phụ không mong muốn mà các chị em hay gặp phải. Đối với các chị em lần đầu sử dụng que cấy, tình trạng này thường khiến họ hoang mang và lo lắng. Vì vậy, các chuyên gia sẽ lý giải tình trạng này cũng như cách khắc phục hiệu quả, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Tác dụng của que tránh thai
Que cấy tránh thai đang dần trở thành một phương pháp tránh thai thay thế cho các phương pháp truyền thống (thuốc hoặc vòng tránh thai). Phương pháp này mang lại hiệu quả ngừa thai cao, dễ sử dụng và không gây bất tiện (phải sử dụng liên tục như thuốc tránh thai hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục về lâu dài của người phụ nữ). Que tránh thai được cấy trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay, có thể duy trì tác dụng ngừa thai lên đến hơn 5 năm.
Sau khi được cấy vào vùng da dưới cánh tay, que tránh thai sẽ tiết ra hormone progesterone tổng hợp, tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng, đồng thời tạo ra một lớp màng nhầy xung quanh cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng xâm nhập sâu vào bên trong gặp trứng thụ tinh.
Với nhiều ưu điểm như hiệu quả phòng tránh thai cao (lên đến 99%) và khả năng sử dụng cho cả phụ nữ sau khi sinh hoặc trong giai đoạn cho con bú, phương pháp cấy que tránh thai đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ hiện nay.
Bị rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là gì? Có nguy hiểm hay không?
Thống kê cho thấy có khoảng 40% phụ nữ gặp phải tình trạng không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ra ít và khoảng 15% gặp tình trạng ra máu kinh nhiều hoặc bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai. Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện trong khoảng 6 tháng đầu sau khi cấy que, điều này cho thấy rằng rối loạn kinh nguyệt chính là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng biện pháp tránh thai này.
Các chuyên gia cho biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng que tránh thai là điều bình thường, nó sẽ dần ổn định trở lại sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ gây tác động khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào cách cơ thể phản ứng với lượng hormone trong que tránh thai (nếu lượng hormone ít thì tác động đến chu kỳ kinh ít, ngược lại, nếu lượng hormone nhiều thì tác động đến chu kỳ kinh nhiều hơn).
Thời gian bị rối loạn kinh nguyệt do cấy que tránh thai cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Một số người có thể gặp tình trạng rối loạn kéo dài trong một đến hai tháng, hoặc thậm chí lâu hơn. Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng mất kinh (vô kinh) sau khi cấy que, nhưng kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên chị em cần lưu ý rằng nếu sau 3 tháng sử dụng que tránh thai mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và khắc phục nhằm đảm bảo không có vấn đề sức khỏe bất thường. Ngoài ra, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
► Chất lượng que tránh thai không đảm bảo, không rõ nguồn gốc
► Quá trình thực hiện cấy que tránh thai không đúng kỹ thuật
► Không khám sàng lọc bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi cấy que tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai gây ảnh hưởng gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng biện pháp cấy que tránh thai là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài, vóc dáng và tâm trạng của chị em phụ nữ.
Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài, nó có thể làm xáo trộn và thay đổi hàm lượng hormone nội tiết. Điều này dẫn đến các vấn đề về da như thâm nám, da khô, da sạm màu và nổi mụn. Ngoài ra, nó cũng góp phần vào sự gia tăng cân nặng không kiểm soát.
Khi phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán chu kỳ của bản thân. Thêm vào đó, sự thay đổi chu kỳ kinh có thể khiến cho thời gian hành kinh trở nên thất thường và khó dự đoán, kéo theo sự thay đổi về lượng máu kinh. Việc này có thể khiến chị em phụ nữ xấu hổ, tự ti và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hàng ngày.
Hơn nữa, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt, căng thẳng, kèm theo các triệu chứng như đau lưng, đau đầu, buồn nôn, thậm chí làm suy giảm ham muốn tình dục, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ vợ chồng và hạnh phúc của người phụ nữ.
Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai?
Để cải thiện và khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai, chị em có thể thực hiện theo các hướng dẫn được bác sĩ chuyên khoa chia sẻ như sau:
✜ Khám tại cơ sở y tế chuyên khoa: Tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản uy tín để tiến hành thăm khám, kiểm tra và nhận tư vấn cụ thể về phương pháp khắc phục phù hợp.
✜ Sử dụng thuốc theo chỉ định: Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, chị em cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, đồng thời tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến triển của quá trình điều trị.
✜ Thay đổi phương pháp tránh thai khác: Nếu trong quá trình tái khám mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn chưa thuyên giảm, chị em cần xem xét việc sử dụng các phương pháp tránh thai khác để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.
✜ Duy trì lối sống lành mạnh: Ngoài việc tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, chị em phụ nữ cần duy trì tâm trạng thoải mái, tích cực; thiết lập chế độ ăn uống cân đối khoa học; hạn chế sử dụng các chất kích thích; thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp và lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.
Nếu chị em có nhu cầu điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra, đánh giá và tư vấn cụ thể, đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra hiệu quả và an toàn, giảm bớt nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết “Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?” đã giải đáp được các thắc mắc của chị em quan tâm theo dõi. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế, xin hãy gọi đến đường dây nóng: Hotline: 0961 300 273 hoặc nhắn tin vào khung bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được hỗ trợ và lên lịch khám – điều trị nhanh chóng.