Mục Lục
- 1 Kinh nguyệt xuất hiện ở độ tuổi nào?
- 2 Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp
- 3 Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
- 4 Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
- 5 Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì khi nào cần khám bác sĩ?
- 6 Cách khắc phục điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân bệnh lý hoặc cũng có thể là nguyên nhân rối loạn hormone nội tiết. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây, qua đó có cách khắc phục hiệu quả cho từng nguyên nhân cụ thể.
Kinh nguyệt xuất hiện ở độ tuổi nào?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, tuân theo chu kỳ một nhất định, xuất hiện liên tục khi người phụ nữ bước vào giai đoạn dậy thì cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tuổi dậy thì là giai đoạn chu kỳ kinh có sự thay đổi nhiều nhất, thậm chí nhiều trường hợp còn thường xuyên bị rối loạn.
Phần lớn phụ nữ sẽ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu vào năm 12 đến 15 tuổi, điều này phụ thuộc vào quá trình phát triển cơ thể của mỗi người. Nếu đã bước qua tuổi 16 nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì phụ huynh nên đưa con gái đến bệnh viện chuyên khoa để khám kiểm tra, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây ra.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp
Nhiều bạn gái thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn dậy thì, điều này là do chu kỳ kinh trong thời gian này chưa ổn định, buồng trứng đang trong giai đoạn phát triển nên hoạt động chưa đều. Lúc này, biểu hiện rối loạn kinh nguyệt gồm có:
► Lần đầu tiên có kinh: Kinh nguyệt kéo dài trong vài ngày, lượng máu xuất ra rất ít, đôi khi chỉ có những vệt máu màu nâu đỏ. Sau đó, lần kinh nguyệt tiếp theo sẽ cách lần đầu khoảng 35 – 40 ngày, thậm chí nhiều trường hợp lên đến hơn 2 tháng mới có kinh nguyệt trở lại.
► Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ có thể ngắn hơn 21 ngày, khoảng 2 – 3 tháng mới có một lần hoặc 1 tháng có kinh đến 2 – 3 lần. Lượng máu kinh tiết ra khác nhau, có khi ít hoặc nhiều thất thường. Số ngày hành kinh có thể kéo dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 3 ngày. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng rong huyết không theo chu kỳ nhất định.
► Cơn đau bụng kinh dữ dội: Hành kinh kèm theo cơn đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu. Nếu có vấn đề phụ khoa bất thường, màu sắc của máu kinh sẽ trở nên bất thường (đen đậm, lẫn các cục máu đông hoặc có mùi hôi nồng nặc,…).
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt không liên quan đến các vấn đề sức khỏe phụ khoa, đây chỉ là hiện tượng bình thường trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài, nó có thể gây hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn gái.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Hormone nội tiết chưa ổn định
Ở giai đoạn 12 đến 15 tuổi, cơ thể phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung. Sự thiếu hoàn thiện và chưa phát triển đầy đủ này có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể, khiến trứng không thể rụng hoặc không phát triển kịp để thực hiện quá trình phóng noãn như bình thường. Điều này chính là nguyên nhân lớn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
Ảnh hưởng tâm lý
Dậy thì là giai đoạn tâm sinh lý có sự thay đổi nhiều nhất, kèm theo đó là sự căng thẳng liên tục từ áp lực học hành, thi cử,… khiến các bạn gái thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, buồn bực,… Điều này khiến hormone nội tiết tố nữ bị ức chế, làm kinh nguyệt bị rối loạn trong một thời gian.
Bên cạnh đó, một số bạn gái lần đầu có kinh nguyệt thường cảm thấy lo lắng và hoang mang, nhất là khi họ chưa có sự chuẩn bị về tâm lý. Đây có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn thất thường, nhưng tình trạng này sẽ dần cải thiện khi các bạn nữ quen dần với sự thay đổi của cơ thể và quá trình hành kinh hàng tháng.
Thói quen ăn uống
Cơ thể ở giai đoạn dậy thì phát triển rất mạnh, nếu các bạn gái vẫn giữ thói quen ăn uống kiêng cữ hoặc không đủ chất, nó sẽ không thể đáp ứng nhu cầu dưỡng chất của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương và suy nhược. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, sức khỏe mà còn tác động đến cơ thể và chu kỳ kinh hàng tháng.
Bên cạnh đó, tình trạng cân nặng không kiểm soát, dẫn đến béo phì thừa cân cũng có thể tác động lớn đến hoạt động buồng trứng và kinh nguyệt.
Hoạt động quá sức
Việc tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, làm việc quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng mất kinh kéo dài. Tuy vậy, hiện tượng này không gây nguy hiểm, các bạn nữ chỉ cần điều chỉnh lại cường độ luyện tập phù hợp, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý,… để giúp chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định trở lại bình thường.
Mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa do thói quen vệ sinh không tốt có thể dẫn đến viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tắc kinh hay chậm kinh.
Hội chứng đa nang buồng trứng
Bệnh lý này khiến buồng trứng gặp khó khăn trong việc điều tiết hormone nội tiết tố, làm hình thành nhiều nang trong buồng trứng gây cản trở quá trình phóng noãn. Mặc dù đa nang buồng trứng hiếm khi xảy ra ở giai đoạn dậy thì nhưng nó cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở các bạn trẻ.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Các bạn gái sau bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường xuyên rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng. Theo các chuyên gia, cơ quan sinh dục nữ ở giai đoạn này vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện, từ đó gây ra sự rối loạn. Do đó, việc chu kỳ kinh nguyệt thất thường trong khoảng 1 – 2 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên được xem là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài quá lâu, không được khắc phục sớm, nó có thể gây hậu quả tiêu cực đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lai. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi và đưa con gái đi kiểm tra ngay khi thấy chu kỳ kinh kéo dài hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì khi nào cần khám bác sĩ?
Phụ huynh nên đưa con gái đến gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu bất thường như sau:
✜ Kinh nguyệt không xuất hiện từ 6 tháng trở lên
✜ Thời gian hành kinh kéo dài từ 7 ngày trở lên
✜ Lượng máu kinh ra nhiều, có màu sắc lạ kèm theo mùi hôi nồng
✜ Đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn và nôn mửa liên tục
✜ Ngứa ngáy, đau rát hoặc sưng đỏ ở vùng kín
✜ Tiết nhiều dịch nhầy; khí hư có mùi hôi, màu sắc hoặc đặc tính bất thường
Cách khắc phục điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
– Trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nhẹ, các bạn gái chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng túi chườm ấm quanh bụng để giảm bớt cơn đau kinh khó chịu. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết và tuần theo chỉ định của bác sĩ.
– Trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, bác sĩ sẽ hướng dẫn liệu trình điều trị cụ thể tùy vào nguyên nhân gây ra.
Lưu ý: Để kinh nguyệt sớm ổn định, phụ nữ cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ngủ nghỉ khoa học hơn, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.
Mong rằng bài viết “Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục” ở trên đã giải đáp được nhiều câu hỏi của bạn đọc quan tâm. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thì xin liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải qua số: Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ và lên lịch khám sớm nhất.