Mục Lục
Sùi mào gà ở háng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Hãy cùng phòng khám Đa khoa Hải Dương chúng tôi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao bị sùi mào gà ở háng (vùng bẹn)?
Sùi mào gà là bệnh phổ biến và nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm nhanh chóng bởi virus Human papillomavirus (HPV) gây ra. Loại virus HPV này có khả năng xâm nhập vào nhiều khu vực trên cơ thể, bao gồm cả vùng háng (bẹn) do một số nguyên nhân như:
– Quan hệ tình dục không an toàn: Lối sống tình dục phóng túng, thường xuyên quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ,… chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở háng. Trong trường hợp này, tỉ lệ lây nhiễm các bệnh tình dục khác như lậu, HIV/AIDS, giang mai,… cũng có thể xảy ra.
– Lây truyền từ mẹ sang con: Ngoài ra, virus HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong trường hợp người mẹ mang thai mắc bệnh sùi mào gà. Sau đó, thai nhi có thể tiếp xúc với khu vực tử cung và vùng kín chứa mầm bệnh của người mẹ trong quá trình sinh nở. Để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm từ mẹ sang con, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì tự nhiên.
– Chia sẻ vật dụng cá nhân: Đây cũng là một nguy cơ có thể gây lây nhiễm sùi mào gà, đặc biệt là khi sống chung với người mắc bệnh. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bàn chải, đồ lót và bồn tắm,… có thể làm tăng khả năng truyền nhiễm virus HPV sang khu vực vùng bẹn.
– Lây từ vết thương hở: Nếu tiếp xúc gần với vết thương hở có chứa virus HPV của người mắc bệnh sùi mào gà, nguy cơ lây nhiễm virus HPV là có thể xảy ra.
Nhận biết sùi mào gà ở háng như thế nào?
Virus HPV là tác nhân gây bệnh sùi mào gà ở khu vực bẹn, loại virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, kéo dài từ 2 đến 9 tháng (tùy thuộc vào cơ địa của từng người). Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tại vùng háng như sau:
✜ Ban đầu chỉ xuất hiện những nốt mụn nhỏ, hơi mềm, có màu hồng nhạt, mọc đơn lẻ với đường kính khoảng từ 1-2 mm. Người bệnh thường hiểu nhầm đây là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm da nên dễ bỏ qua giai đoạn này.
✜ Sau giai đoạn đầu không được phát hiện, sùi mào gà ở háng xuất hiện nhiều hơn, tập trung lại thành từng mảng sùi lớn (lên đến vài centimet), có hình dạng giống như hoa súp lơ hoặc mào gà.
✜ Khi bệnh trở nặng, bề mặt của những nốt sùi trở nên mềm mịn, khi ấn vào có thể thấy dịch mủ. Điều này khiến cho bất kỳ tác động nào như quan hệ tình dục hoặc va chạm,… cũng có thể làm vỡ mụn sùi, gây chảy máu và tổn thương đau rát khó chịu.
Bị sùi mào gà ở háng có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng
Khi xuất hiện các nốt mụn sùi ở khu vực bẹn, vấn đề về vệ sinh vùng kín trở nên khó khăn hơn, đây cũng là khu vực có môi trường ẩm ướt và bí bách. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus và vi khuẩn gây hại khác xâm nhập phát triển. Đối với các trường hợp có tình trạng bệnh trở nên nặng, hầu hết các tổn thương mụn sùi đều sẽ bị nhiễm trùng, tổn thương vào sâu trong da, tạo thành nhiều vết lở loét hoặc hoại tử.
Nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm do sùi mào gà ở nữ có thể hình thành ở nhiều vị trí như âm đạo, cổ tử cung, tử cung, từ đó làm tắc nghẽn ống dẫn trứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Đối với nam giới, viêm nhiễm do sùi mào gà ở háng có thể lây nhiễm tới tinh hoàn, tuyến tiền liệt,… làm tắc ống dẫn tinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí gây ra tình trạng vô sinh.
Tăng nguy cơ ung thư
Với các trường hợp bị lây nhiễm chủng HPV 16 và 18, nguy cơ sùi mào gà ở vùng háng tiến triển hình thành ung thư là rất cao:
- Ở phụ nữ có thể gặp phải ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Ở nam giới có thể gặp phải ung thư dương vật, ung thư hậu môn,…
Biến chứng thai kỳ
Sùi mào gà có khả năng ủ bệnh từ vài tháng đến vài năm mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, nhiều phụ nữ mang thai có thể không nhận ra bản thân đang mắc bệnh. Vì vậy, khi họ mang thai có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng do virus HPV như sảy thai, thai chết lưu, sinh non…
Nguy hiểm hơn, trong vài tuần sau khi sinh, sùi mào gà có thể phát triển ở miệng và cổ họng của trẻ nhỏ, từ đó dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng tâm lý
Tình trạng sùi mào gà ở háng dù có mức độ nặng hay nhẹ thì đều gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc bệnh. Họ thường có tình trạng lo lắng, hoang mang, cảm thấy dằn vặt bản thân, tự ti và không muốn chia sẻ với người khác, thậm chí một số trường hợp còn có xu hướng trầm cảm.
Ảnh hưởng đời sống tình dục
Người mắc bệnh sẽ dần trở nên ái ngại, tự ti, không muốn gần gũi và xa lánh bạn tình. Với các cặp vợ chồng có một bên mắc bệnh, sự nghi ngờ có thể nảy sinh dẫn đến tình trạng không hòa thuận trong hôn nhân, thậm chí có hạnh phúc gia đình bị tan vỡ,…
Bên cạnh đó, sùi mào gà không thể hoàn toàn chữa khỏi, có nguy cơ tái phát cao, quá trình điều trị kéo dài, gây nên nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày (nếu mụn sùi phát triển lớn), điều này tác động nhiều đến tâm lý của người bệnh.
Điều trị sùi mào gà ở vùng bẹn bằng cách nào?
Với những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà ở vùng bẹn, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy vậy, bác sĩ có thể chỉ định nhiều biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh như:
✜ Điều trị bằng thuốc: Với trường hợp sùi mào gà nhẹ và chưa lan rộng, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc chấm tại nhà như Podophyllotoxine, Podophyllin, imiquimod,… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều hoặc không đủ liều dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
✜ Điều trị ngoại khoa: Với trường hợp sùi mào gà nặng, phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng để điều trị. Các phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao, điều trị triệt để, giảm nguy cơ tái phát và biến chứng. Tuy nhiên người bệnh cần chọn lựa địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo quá trình điều trị được thực hiện đúng cách, an toàn sức khỏe.
Trong quá trình điều trị sùi mào gà ở háng, người bệnh cũng cần chú ý duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, rau xanh, trái cây tươi,…
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác,…
- Phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế các hoạt động vận động mạnh hoặc có mức cường độ cao.
- Kiêng cữ quan hệ tình dục trong thời gian điều trị (ít nhất là sau 6 tháng sau khi điều trị).
Trên đây là những thông tin liên quan đến “Sùi mào gà ở háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và điều trị” được các bác sĩ chuyên khoa ở Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được sự tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất.