Mục Lục
Sùi mào gà gây nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nguy hiểm hơn, tình trạng sùi mào gà ở ngực thường bị nhầm lẫn với các vấn đề thông thường như dị ứng hoặc phát ban, dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị khiến bệnh trở nặng hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể tình trạng bệnh lý này nhé!
Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở ngực
Tác nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà ở ngực là Human Papilloma Virus (HPV), thường là chủng 6 và 11. Các đốm mụn sùi, u nhú có thể xuất hiện trong vài tuần, nhưng cũng có thể là vài tháng hoặc nhiều năm sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân lây nhiễm loại virus này chủ yếu là qua đường tình dục không an toàn, bao gồm việc quan hệ qua hậu môn, âm đạo và miệng.
Tình trạng tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc dịch nhầy từ dương vật, cũng như nước bọt của người mang mầm virus HPV cũng có thể là nguyên nhân gây sùi mào gà ở ngực. Đa số người bị nhiễm bệnh trong khu vực này là phụ nữ và trẻ sơ sinh (do lây truyền từ mẹ sang con khi sinh thường qua đường sinh dục).
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh kém hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như quần áo, khăn tắm, áo lót,… có dính dịch tiết từ các đốm sùi hoặc vết thương hở cũng là một nguyên nhân ít gặp có thể gây lây nhiễm sùi mào gà.
Tác hại của bệnh sùi mào gà ở ngực
Khi bị nhiễm sùi mào gà, việc nhận biết bệnh khá khó khăn, nhất là khi triệu chứng xảy ra ở vùng ngực. Bởi bệnh thường ủ bệnh khá lâu, sau đó lại phát triển một cách âm thầm, không gây đau đớn hoặc ngứa trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể nhận biết bệnh khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện mụn sùi, u nhú mềm, ẩm ướt, có khả năng vỡ khi tiếp xúc, màu hồng hoặc trắng nhạt ở xung quanh núm vú và khu vực vùng ngực.
- Ban đầu, các đốm sùi mọc lên đơn lẻ và riêng biệt, sau đó phát triển thành từng cụm và mảng sùi lớn, có hình dạng tương tự như bông súp lơ hoặc mào gà.
Nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị kịp thời mụn sùi trong giai đoạn đầu, bệnh có thể lan rộng và tiến triển nghiêm trọng hơn, từ đó gây ra những hậu quả nguy hiểm như:
– Khi những nốt sùi mào gà trở nên lớn và lan rộng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể gặp tình trạng chảy máu và dịch mủ có mùi khó chịu khi bị cọ xát nhẹ.
– Tình trạng sùi mào gà ở ngực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục của người bệnh. Đặc biệt là ở phụ nữ, nốt sùi bị vỡ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư vú, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
– Trường hợp phụ nữ đang cho con bú còn có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HPV sang trẻ. Khi trẻ bú mẹ có thể làm những nốt sùi mụn xung quanh ngực bị vỡ, gây chảy máu hoặc dịch mủ có mùi khó chịu. Trẻ khi nuốt hoặc tiếp xúc với vết thương hở từ những nốt u nhú này sẽ dễ dàng bị lây nhiễm virus HPV.
Cách xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà ở ngực
Thời gian ủ bệnh và tốc độ phát triển sùi mào gà ở ngực có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch của mỗi người. Thông thường, người bệnh sẽ có triệu chứng sau khi tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus HPV thông từ vài tuần đến vài tháng.
Với sự phát triển của lĩnh vực y học hiện đại, các phương pháp xét nghiệm tiên tiến hiện nay giúp người bệnh có thể chẩn đoán chính xác tình trạng lây nhiễm virus HPV ở vùng ngực ngay cả khi người bệnh đang trong giai đoạn ủ bệnh và không có triệu chứng nào cụ thể.
✜ Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm ADN virus HPV nhờ vào hai phương pháp PCR và Hybrid Capture II. Cả hai phương pháp này đều có độ nhạy tương tự nhau, có thể xác định chúng xác chủng loại HPV gây bệnh. Người bệnh có thể kết hợp kiểm tra thêm bằng phương pháp PAP smear (còn gọi là co-testing), giúp cải thiện độ nhạy của phản ứng với virus HPV, qua đó hạn chế tình trạng bỏ sót bệnh.
✜ Xét nghiệm tế bào mẫu: Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả nhất đối với những người bệnh đã bắt đầu xuất hiện nốt sùi mào gà. Bởi ngoài việc xác định virus HPV, bác sĩ còn có thể phân biệt liệu có phải là mụn sùi mào gà hay triệu chứng của một bệnh lý khác. Tuy nhiên, thời gian để có kết quả xét nghiệm thường từ 1 đến 2 ngày sau khi thu thập mẫu.
✜ Xét nghiệm PAP smear: Phương pháp này giúp chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả khi bị lây nhiễm HPV, còn được biết đến là phương pháp phết tế bào cổ tử cung. Mặc dù phương pháp này có nhược điểm lớn là độ nhạy của xét nghiệm có kết quả khác nhau, nhưng thường không vượt quá 60% so với xét nghiệm PAP truyền thống.
✜ Xét nghiệm axit axetic: Đối với các tổn thương lâm sàng khó nhận biết, bác sĩ sẽ sử dụng một miếng gạc thấm một lượng nhỏ axit axetic 5% lên vùng da nghi ngờ có sùi mào gà. Nếu vùng da đó đã bị nhiễm HPV, nó sẽ xuất hiện vệt sáng màu trắng, trong khi vùng da không bị nhiễm virus thì không có thay đổi gì.
Bệnh sùi mào gà ở ngực có chữa được hoàn toàn không?
Hiện nay, các chuyên gia y tế cho biết vẫn chưa có thuốc đặc trị sùi mào gà, các loại thuốc hiện đang sử dụng chỉ tập trung vào việc ngăn chặn sự phát triển của virus HPV trong cơ thể người. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng.
Tuy nhiên, đối với những người có mụn cóc ở bộ phận sinh dục, nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Judith A. Smith từ Đại học Texas ở Houston (Mỹ) đã chỉ ra rằng hợp chất AHCC có thể tiêu diệt HPV trong khoảng thời gian từ 3 đến 9 tháng, điều này đã được công bố rộng rãi trong nhiều tạp chí y khoa trên toàn cầu.
AHCC có nguồn gốc từ một loại nấm, hiện đang được nghiên cứu tích cực tại Nhật Bản. Hợp chất này không chỉ giúp phục hồi hệ thống miễn dịch mà còn điều chỉnh quá trình kích hoạt của tế bào miễn dịch, tăng cường sức mạnh và tốc độ phát triển của chúng. Hiện tại, AHCC được xem là hợp chất duy nhất trên thế giới có khả năng loại bỏ virus HPV khỏi cơ thể người và đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 35 quốc gia.
Một số biện pháp phòng tránh sùi mào gà ở ngực
♦ Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy với bạn tình của mình
♦ Tiêm phòng vắc-xin ngừa HPV càng sớm càng tốt, trước khi quan hệ tình dục, có thể áp dụng cả nam lẫn nữ
♦ Hạn chế chia sẻ và sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
♦ Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6-12 tháng/lần, qua đó được kiểm tra và phát hiện bệnh tiềm ẩn từ giai đoạn sớm.
♦ Nếu xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ liên quan đến sùi mào gà, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp tại địa phương để được tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan đến “Sùi mào gà ở ngực và những điều cần biết” được các bác sĩ chuyên khoa bệnh đường tình dục tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn câu hỏi hoặc cần thêm hỗ trợ y tế khác, bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám của chúng tôi thông qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn và lên lịch thăm khám điều trị cho bạn sớm nhất nếu cần thiết.