Mục Lục
Sùi mào gà có triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không sớm nhận biết và điều trị bệnh, nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, vô sinh, liệt dương, suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí là tử vong. Vì vậy, hãy cùng các chuyên gia y tế tại Đa khoa Trường Hải tìm hiểu thông tin cụ thể về bệnh lý này để có biện pháp phòng ngừa nhé!
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một loại bệnh do HPV (Human Papillomavirus) gây ra, chúng có thể lây nhiễm dễ dàng thông qua con đường tình dục không an toàn. Đặc trưng của bệnh bao gồm sự xuất hiện của các mô u nhú, mụn sùi hoặc mụn sần có hình dạng như bông súp lơ hoặc mào gà trên bề mặt da, niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn của người bệnh (cả nam lẫn nữ giới ở mọi độ tuổi).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), sùi mào gà ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 340.000 – 360.000 người mỗi năm. Tình hình lây nhiễm sùi mào tại Việt Nam cũng không lạc quan khi số lượng ca mắc mới liên tục tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn tập trung đông dân cư. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên những trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm hoặc thường xuyên thực hiện hoạt động tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Mụn sùi mào gà thường xuất hiện ở khu vực bộ phận sinh dục (âm đạo, lỗ tiểu, bao quy đầu, dương vật, bên trong hậu môn, lỗ hậu môn), khu vực xung quanh (háng, bẹn, bìu, đùi, vùng bụng dưới), miệng (môi, lưỡi, nướu và họng), mũi hoặc mắt,… Ở một số trường hợp sùi mào gà nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, ngứa rát và đau nhức, điều này có thể tác động đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm lý của người bệnh.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ
Trong giai đoạn mới hình thành, các nốt sùi mào gà thường rất nhỏ, có màu da hoặc hơi sẫm màu. Phần đầu mụn sùi, u nhú thường có hình dạng giống như chiếc mào gà hay bông súp lơ, khi sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề. Chúng cũng có thể biểu hiện dưới dạng một cụm mụn cóc hoặc mụn cơm. Triệu chứng của sùi mào gà cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính và vị trí lây nhiễm.
– Ở nam: Sùi mào gà ở nam giới có thể xuất hiện ở vùng kín, lỗ tiểu, dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Nốt sùi màu da, nâu hoặc hồng ở vùng sinh dục có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp cũng có thể xuất hiện mụn sùi trên môi, miệng, lưỡi hoặc vòm họng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.
– Ở nữ: Các nốt sùi do nhiễm virus HPV ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn và cổ tử cung. Nhiều trường hợp sùi mào gà ở nữ cũng có thể xuất hiện tại các vị trí khác trên cơ thể và gây ra tình trạng như tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục.
Do đó, người bệnh cần thăm bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng như kích ứng hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục, đau đớn khi quan hệ tình dục, đau rát khi tiểu, tiểu khó hoặc khi cơ quan sinh dục tiết dịch bất thường, có mùi hôi tanh, tấy đỏ…
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus HPV
Virus HPV (Human Papillomavirus) là loại virus gây u nhú ở người, nó cũng được biết đến là một trong những loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. HPV là tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà và tình trạng ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công các tế bào da và niêm mạc, gây ra sự thay đổi trong bộ gen di truyền. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh bất thường tế bào da và hình thành các khối u nhú (sùi mào gà) ở vùng sinh dục cũng như ở các khu vực khác trên cơ thể.
Con đường lây nhiễm
– Có nhiều bạn tình: Những người thường xuyên thực hiện quan hệ tình dục với nhiều bạn tình có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà hơn, điều này là bởi đường tình dục là con đường lây truyền chính của bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do có bệnh lý nền hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể lây nhiễm hoặc tái phát sùi mào gà (nếu đã mắc bệnh trước đó).
– Trẻ em với hệ miễn dịch chưa đầy đủ: Đây là nhóm đối tượng có rủi ro cao về việc lây nhiễm HPV và phát triển bệnh sùi mào gà do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
– Đang mắc bệnh Chlamydia hoặc bệnh xã hội khác: Các bệnh lý như Chlamydia có thể tăng nguy cơ nhiễm HIV làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho HPV xâm nhập và gây hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
– Người sử dụng chất kích thích như thuốc lá và cồn: Hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều rượu bia có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng nhiễm HPV và mắc bệnh sùi mào gà.
– Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là quần áo, đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… với người mắc sùi mào gà có thể gây lây truyền bệnh.
Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
Thông thường, sùi mào gà sẽ trải qua 5 giai đoạn phát triển bệnh như sau:
✜ Giai đoạn ủ bệnh: Bắt đầu từ khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. Virus HPV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bám vào các tế bào, khiến tế bào bị thay đổi gen và hoạt động bất thường (không chết đi theo đúng chu kỳ mà tăng lên với tốc độ nhanh chóng). Lúc này, người bệnh thường không có triệu chứng mụn sùi rõ ràng. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc thậm chí là vài năm (trung bình từ 2 – 9 tháng) tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người.
✜ Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà, bao gồm các nốt sùi mào nhỏ mọc rải rác.
✜ Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn này, bệnh sùi mào gà tiếp tục phát triển về kích thước lẫn số lượng trên bề mặt da hoặc niêm mạc. Các nốt sùi mào gà có thể tập trung lại thành các cụm sùi lớn hơn giống như mào gà. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt tình dục, vệ sinh cá nhân và khiến người bệnh tư ti.
✜ Giai đoạn biến chứng: Đây có thể được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh sùi mào gà. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng với việc các nốt sùi mào gà lan rộng đến các vùng lân cận khác như hậu môn, cổ tử cung hoặc vòm họng, từ đó có thể gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Giai đoạn này cũng xuất hiện những vấn đề như bội nhiễm, tổn thương do sự tiết dịch từ nốt sùi mào gà, lở loét, sưng tấy, chảy máu…
✜ Giai đoạn tái phát: Sau quá trình điều trị, bệnh sùi mào gà sẽ không biến mất hoàn toàn. Một số người có thể trải qua giai đoạn tái phát của bệnh, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với một chủng virus HPV khác do thói quen quan hệ tình dục không an toàn.
Cách chuẩn đoán bệnh sùi mào gà
Chẩn đoán sùi mào gà việc cần thiết để người bệnh có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và sớm nhận biết bệnh, từ đó có thể tiếp cận các phương pháp điều trị khoa học ngay từ giai đoạn ban đầu để mang lại hiệu quả tối đa.
Việc chẩn đoán bệnh sùi mào gà có thể dựa trên một số triệu chứng lâm sàng nhất định, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường về sự xuất hiện của các u nhú nhỏ màu hồng hoặc da, những cụm mụn nước mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng nhóm lớn tại bộ phận sinh dục, hậu môn, môi, miệng và lưỡi,… gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy hoặc khó chịu, thậm chí chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm sau để chẩn đoán sùi mào gà chính xác hơn:
♦ Sử dụng tinh thể axit axetic: Bác sĩ có thể sử dụng tinh thể axit acetic để phát hiện các vùng da bị nhiễm sùi mào gà. Khi bôi tinh thể axit axetic lên khu vực nghi ngờ có mụn sùi (từ 2 đến 5 phút ở vùng da bình thường và khoảng 15 phút ở khu vực hậu môn), tinh thể này sẽ làm cho mụn sùi trở nên trắng sáng, giúp phát hiện nhanh chóng triệu chứng bệnh.
♦ Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện đối với những người nghi ngờ mắc sùi mào gà mà chưa xuất hiện các biểu hiện rõ ràng nào. Mẫu máu của đối tượng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV.
♦ Xét nghiệm mẫu dịch tiết: Virus HPV gây sùi mào gà có thể khu trú trong dịch tiết của người bệnh (dịch âm đạo ở nữ giới – dịch niệu đạo ở nam), vậy nên việc thực hiện xét nghiệm mẫu dịch có thể xác định được tình trạng lây nhiễm và diễn tiến của bệnh.
♦ Kiểm tra mẫu mô bệnh phẩm: Nếu các phương pháp trước đó không chính xác hoặc không đáp ứng, bác sĩ có thể thực hiện việc lấy mẫu mô trực tiếp từ các vùng bị nhiễm sùi mào gà (như nốt mụn, u nhú) để chuyển vào phòng thí nghiệm, phân tích và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự có hay không sự hiện diện của virus gây ra bệnh sùi mào gà và giai đoạn bệnh đang phát triển.
♦ HPV Cobas – Test: Phương pháp này sử dụng mẫu tế bào đã chết từ cổ tử cung của phụ nữ để thực hiện cùng lúc xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và kiểm tra sự hiện diện của virus HPV. Công nghệ xét nghiệm HPV Cobas – Test có độ nhạy cao trong việc phát hiện cả bệnh và virus gây bệnh lên đến hơn 90–95%.
♦ Xét nghiệm PCR: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ xác định liệu người bệnh có nhiễm virus HPV gây sùi mào gà hay không, nếu kết quả dương tính, nó cũng giúp xác định được loại HPV gây bệnh thuộc nhóm nào. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua việc sử dụng mẫu bệnh phẩm lấy từ cổ tử cung, âm đạo, mảnh sinh thiết ở phụ nữ và từ niệu đạo hoặc dịch niệu đạo ở nam giới.
Cách phòng bệnh sùi mào gà
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế tiếp xúc với đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ theo chỉ định của bác sĩ.
+ Tuân thủ phác đồ điều trị các bệnh lây qua đường tình dục.
+ Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng đối tác tình dục.
+ Trao đổi thông tin với bạn tình nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng thực hiện điều trị.
+ Tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa bệnh sùi mào gà và các chủng HPV có khả năng gây ung thư
Cách điều trị sùi mào gà
Theo các chuyên gia y tế, quá trình điều trị sùi mào gà cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, cần loại bỏ các tổn thương do sùi mào gà và các tế bào có nguy cơ biến tình thành ung thư. Sau đó, kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm hoặc khiến cho bệnh sùi mào gà phức tạp hơn. Ngoài ra, cần điều trị cho cả những người đã tiếp xúc gần với người bệnh để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và kiểm soát sự lây lan virus HPV ra cộng đồng.
Điều trị bằng thuốc
Sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc chữa mụn sùi, mụn sần thông thường, người bệnh không nên tự y áp dụng các loại thuốc hoặc tự mua từ hiệu thuốc mà không được tư vấn y tế. Thay vào đó, họ nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể của mình và nhận được đơn thuốc chính xác từ bác sĩ. Điều này giúp tránh được biến chứng và giảm nguy cơ sử dụng thuốc một cách không hiệu quả.
- Imiquimod (Aldara): Được chỉ định cho người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, nhằm tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, việc sử dụng có thể gây phản ứng viêm nhiễm, đỏ da, kích ứng, chai, loét, mụn nước và giảm sắc tố…
- Axit trichloroacetic: Loại axit này được sử dụng trong điều trị mụn cóc và sùi mào gà. Có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, ngứa, sưng đau…. Có thể sử dụng cho trường hợp phụ nữ đang mang thai.
- Podophyllin: Được sử dụng để phá hủy các mô của nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho khu vực niêm mạc bên trong và phụ nữ mang thai.
- Interferon: Loại thuốc tiêm giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và hỗ trợ tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc có chi phí tương đối cao và chỉ phù hợp cho những tổn thương mụn sùi nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ.
Điều trị ngoại khoa
Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả, người bệnh có thể cần phải thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa
- Áp lạnh: Thủ thuật này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) để đóng băng tế bào nhiễm bệnh nhằm tạo ra tổn thương không thể hồi phục màng tế bào. Phương pháp này đơn giản, chi phí thấp và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đến cơ sở y tế để điều trị nhiều lần.
- Đốt hoặc cắt bỏ mụn sùi: Đốt mụn sùi bằng laser CO2, điện, phẫu thuật,… chỉ sử dụng khi các tổn thương mụn sùi lớn và lan rộng ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung hoặc không thể áp dụng cách điều trị khác. Những phương pháp này có thể loại bỏ hầu hết tổn thương sùi mào gà trong một lần, tuy nhiên nguy cơ tái phát cao và có thể để lại di chứng (sẹo, thay đổi sắc tố, nứt hậu môn, tổn thương cơ thắt hậu môn,…).
Trên đây là những thông tin liên quan đến “Sùi mào gà: Nguyên nhân, nhận biết, biến chứng, phòng ngừa” được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác về sùi mào gà, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt lịch hẹn cho bạn trong thời gian sớm nhất.