Để giúp cho quá trình phá thai diễn ra an toàn và hiệu quả, việc tuân thủ nghiêm túc các quy định trước và sau khi tiến hành phá thai do các bác sĩ chuyên khoa đề xuất là rất quan trọng. Trong đó, câu hỏi “Trước khi phá thai hút thai có được ăn không?” là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trước khi phá thai hút thai có được ăn không?

Phá thai bằng phương pháp hút thai chân không là một phương pháp ngoại khoa an toàn, ít gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Đây là phương pháp phù hợp cho những thai phụ mang thai từ 6 đến 12 tuần, không có các vấn đề về đường sinh dục, không mắc các bệnh lý nội khoa cấp tính như huyết áp, tim mạch, rối loạn đông máu, xuất huyết bất thường,…

Quá trình thăm khám trước và khi phá thai, hút thai diễn ra khá nhanh chóng, bao gồm các bước cụ thể sau:

– Bước 1: Tiến hành thăm khám, kiểm tra chi tiết nhằm đánh giá tình trạng thai kỳ và sức khỏe của thai phụ. Sau đó, nếu đáp ứng với các điều kiện trên, bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp và quy trình phá thai phù hợp.

– Bước 2: Thai phụ sẽ trải qua quá trình khử trùng và vệ sinh khu vực vùng kín để đảm bảo sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê để giảm đau trong suốt quá trình thực hiện phá thai và hút thai.

Trước khi phá thai hút thai có được ăn không?

Trước khi phá thai hút thai có được ăn không?

– Bước 3: Khi thuốc gây tê đã có hiệu lực, bác sĩ sẽ sử dụng ống hút thai chuyên dụng để tiếp cận thai nhi thông qua khu vực cổ tử cung của thai phụ. Nhờ vào màn hình trực tiếp, bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí của thai nhi và thực hiện hút toàn bộ thai ra ngoài, kết thúc quá trình phá thai nhanh chóng và hiệu quả. Thủ thuật này thường chỉ mất khoảng 15-20 phút để thực hiện.

– Bước 4: Sau đó, thai phụ sẽ được vệ sinh vùng kín cẩn thận trước khi chuyển sang phòng hồi sức, nhân viên y tế ẽ theo dõi sức khỏe thai phụ trong vài tiếng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, thai phụ sẽ được xuất viện về nhà nghỉ ngơi.

– Bước 5: Sau khi nạo hút phá thai khoảng 2 tuần, thai phụ cần đến tái khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi như chảy máu nghiêm trọng kéo dài hơn 10 ngày, máu có màu đen sẫm và vón cục, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục hoặc có mùi hôi từ vùng kín khó chịu…

Dựa vào quy trình hút thai mô tả ở trên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng quá trình hút thai cần phải tiêm thuốc gây tê. Do đó, chị em cần hạn chế ăn uống trước khi thực hiện phương pháp này, bởi tác động của thuốc gây tê có thể gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa và khó chịu ở dạ dày, thậm chí cảm thấy khó thở.

Chị em nên duy trì khoảng thời gian thích hợp khi ăn uống và thực hiện hút thai để mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời hạn chế các triệu chứng khó chịu ở trên xảy ra.

Một số lưu ý trước khi phá thai, hút thai chị em cần biết

Hiện nay, ở nhiều địa phương xuất hiện một số cơ sở phá thai hoạt động trái phép nhưng lại thu hút nhiều người đến thực hiện (đặc biệt là học sinh, sinh viên) do chi phí thấp. Tuy nhiên, việc hút phá thai tại những địa điểm này mang theo nhiều rủi ro nguy hiểm như sót thai, sót nhau, nhiễm trùng, viêm nhiễm, tổn thương tử cung,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.

Do đó, khi quyết định đình chỉ thai kỳ, chị em cần lựa chọn cẩn thận, đồng thời tìm hiểu kỹ về địa chỉ mà mình định chọn dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Có giấy phép hoạt động rõ ràng của Bộ Y tế hoặc ở Sở Y tế ban hành đưa ra.
  • Có các bác sĩ có năng lực, tay nghề vững vàng và nhiều kinh nghiệm chuyên môn trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám, tư vấn và thực hiện phá thai.
  • Được trang bị đầy đủ máy móc và trang thiết bị chuyên dụng cần thiết để thực hiện quá trình phá thai.
  • Bảo mật thông tin và hồ sơ bệnh án của người bệnh, đồng thời công khai minh bạch rõ ràng về chi phí thực hiện.
Lưu ý trước khi phá thai hút thai chị em cần biết

Lưu ý trước khi phá thai hút thai chị em cần biết

Ngoài ra, khi tiến hành phá thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chị em cần chuẩn bị các vấn đề sau:

– Chuẩn bị chi phí: Trước khi đến phòng khám để thực hiện nạo hút phá thai, chị em cần phải thanh toán một số chi phí bao gồm phí khám bệnh, chi phí siêu âm, chi phí thực hiện thủ thuật, chi phí điều trị viêm nhiễm và phí kiểm tra tái khám lại. Vì vậy, thai phụ cần chuẩn bị tài chính phù hợp trước khi tiến hành phương pháp này.

– Chuẩn bị giấy tờ tùy thân: Chị em cũng cần mang theo các giấy tờ cá nhân của mình như thẻ căn cước công dân và bằng lái xe khi điều trị y tế để tiến hành thủ tục h nhanh chóng, tránh tình trạng chờ đợi hoàn tất thủ tục quá lâu.

– Chuẩn bị băng vệ sinh: Sau khi thực hiện nạo hút phá thai, thai phụ thường gặp tình trạng chảy máu từ âm đạo trong khoảng 5 – 7 ngày (tối đa kéo dài đến 10 ngày). Do đó, chị em cần chú ý chuẩn bị đầy đủ băng vệ sinh cá nhân để tránh làm bẩn quần áo hoặc gây viêm nhiễm ngứa ngáy.

– Thông báo cho người thân: Vì đây là phương pháp ngoại khoa can thiệp trực tiếp vào tử cung nên chị em phụ nữ nên thông báo cho người thân biết, đồng thời không tự lái xe máy về nhà sau khi thực hiện mà nên nhờ người thân hoặc sử dụng dịch vụ taxi để đưa đón.

– Chuẩn bị tinh thần: Chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái, hạn chế căng thẳng và suy nghĩ quá mức. Trước khi thực hiện nạo hút phá thai, cần tránh mọi hoạt động tình dục trong khoảng 3 ngày trước đó, đồng thời tắm rửa sạch sẽ và lựa chọn trang phục thoải mái khi đến phá thai.

Sau khi phá thai, hút thai nên ăn uống như thế nào?

Thực phẩm nên ăn

+ Thực phẩm giàu protein: Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo hồng cầu (máu), hỗ trợ cơ thể phục hồi sau những tổn thương khi phá thai, đồng thời cải thiện chức năng thần kinh và giấc ngủ. Chị em nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá tươi, đậu, hoa quả tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, cần tuân thủ tiêu chuẩn dinh dưỡng khoa học để tránh gặp phải tình trạng táo bón.

+ Thực phẩm giàu vitamin: Cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như trái cây tươi (nho, táo, cam, mít, dâu tây) cùng với rau ngót, rau dền, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, trứng, ngũ cốc, bắp cải… để hỗ trợ cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm sau khi hút thai.

+ Thực phẩm giàu axit folic: Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và duy trì tế bào mới trong cơ thể (bao gồm tế bào máu), còn có khả năng ngăn ngừa các biến đổi trong DNA, giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, chị em nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu axit folic như rau xanh, bắp, chuối, măng tây, đậu hà lan, dưa hấu, nấm,… để khôi phục lượng máu đã mất và ngăn ngừa thiếu máu sau khi phá thai.

+ Thực phẩm giàu canxi: Chị em nên bổ sung canxi thông qua các thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, bông cải, cá mòi, rau cải, rau ngót, nấm hương, lòng đỏ trứng,… Bởi canxi giúp giảm đau nhức, mệt mỏi, khó ngủ và suy nhược cơ thể sau quá trình phá thai, chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe sau khi phá thai.

Sau khi phá thai hút thai nên ăn uống như thế nào?

Sau khi phá thai hút thai nên ăn uống như thế nào?

+ Thực phẩm dễ tiêu hóa: Chị em cần lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, thịt gà, chuối, bơ… hoặc món ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.

+ Nước: Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng rất quan trọng, chị em nên bổ sung 1,5-2 lít nước hàng ngày (tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân), đặc biệt sau quá trình phá thai để thúc đẩy trao đổi chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Thực phẩm không nên ăn

– Đồ ăn cay nóng: Mặc dù món ăn mang hương vị cay nóng có thể kích thích vị giác và tăng khẩu vị nên được nhiều người yêu thích, tuy nhiên chúng có thể làm cơ thể trở nên nóng bức, kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng nhiệt độ của âm đạo và có thể gây ra tình trang xuất huyết âm đạo nhiều hơn.

– Đồ ăn dầu mỡ, chế biến sẵn: Việc chế biến thức ăn nhiều lần, nhất là các món chiên rán trong dầu mỡ có thể gây ra sự biến đổi dưỡng chất và gây hại cho dạ dày. Các loại thực phẩm này cũng có thể tăng nguy cơ đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí còn góp phần vào tăng cân, gây béo phì, viêm nhiễm, ung thư đường tiêu hóa và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

– Thực phẩm chế biến từ đậu nành: Các thực phẩm chế biến từ đậu nành có thể chứa các chất làm chậm quá trình hấp thụ sắt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu trong cơ thể, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thai phụ vừa thực hiện phá thai.

– Hải sản: Những loại hải sản như tôm, cua, sò, cá, mực,… thường mang tính hàn, chính vì vậy nó có thể gây ra tình trạng khó tiêu và cảm giác nặng bụng,… Điều này có thể làm cảm giác đau bụng và tình trạng xuất huyết sau khi phá thai nghiêm trọng hơn.

– Đồ uống chứa chất kích thích: Những chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê,… có thể làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể sau phá thai và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.

Ngoài việc kiêng cữ các loại thực phẩm, chị em cũng cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh như thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là khu vực kín. Chị em cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng quan hệ tình dục từ 1 đến 3 tháng và hạn chế vận động hoặc làm việc nặng. Chú ý theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ biến chứng nào, tuân thủ lịch tái khám đều đặn.

Ở trên là bài viết “Trước khi phá thai, hút thai có được ăn không?” được các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải chúng tối giải đáp, hy vọng mang đến các thông tin hữu ích cho bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, xin hãy liên hệ qua Hotline: 0961 300 273 hoặc gửi tin nhắn vào khung sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ ngay lập tức.