Mục Lục
Nhiều chị em phụ nữ đã từng bị sùi mào gà lo lắng rằng họ có thể lây nhiễm virus gây bệnh sang cho con trong quá trình mang thai và sinh nở. Để giúp chị em cũng như bạn đọc quan tâm tháo gỡ nỗi bận tâm này, các chuyên gia tại Đa khoa Trường Hải sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi “Đã từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?”, hãy cùng theo dõi nhé!
Sùi mào gà là gì? Con đường lây nhiễm
Sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khá nguy hiểm do chủng virus HPV gây ra. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể dễ lây truyền giữa người với người thông qua tổn thương ở niêm mạc và da. Tuy sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn nhưng nó cũng có thể lây nhiễm bằng con đường khác như từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng mà người bệnh đã sử dụng (khăn tắm, bồn cầu, bàn chải răng,…).
Triệu chứng sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng nốt sùi, u nhú nhỏ hoặc tập trung lại thành những mảng sùi lớn như mào gà. Trong một số trường hợp, mụn sùi có thể rất nhỏ và khó nhận biết bằng mắt thường, điều này khiến người bệnh chủ quan không đi thăm khám điều trị bệnh sớm.
Bị sùi mào gà có thể sinh con được không?
Cho đến thời điểm hạn tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, nguy cơ lây truyền virus HPV từ người mẹ sang thai nhi trong trường hợp này là rất thấp.
Do đó, nếu phụ nữ đã hoặc đang mắc bệnh sùi mào gà, họ vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai và sinh con ở thai phụ mắc sùi mào gà cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi cụ thể, qua đó nhận được sự tư vấn và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho thai nhi.
Một số phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm cần sự can thiệp nhanh chóng của bác sĩ để khắc phục nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non. Để đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở diễn ra an toàn cũng như giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cho trẻ, thai phụ cần tuân thủ mọi biện pháp phòng tránh được bác sĩ chuyên khoa đề xuất.
Giải đáp: Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn bệnh sùi mào gà, các phương pháp điều trị chủ yếu kìm hãm sự phát triển của virus HPV và loại bỏ mụn sùi ở người bệnh. Do đó, những trường hợp phụ nữ từng lây nhiễm sùi mào gà đều còn tồn tại virus HPV trong cơ thể, đặc biệt là khu vực bộ phận sinh dục (mặc dù đã điều trị sùi mào gà) và tiềm ẩn nguy cơ tái phát bệnh. Nếu thai phụ không sử dụng biện pháp phòng tránh hiệu quả, virus HPV có khả năng lây truyền dễ dàng sang thai nhi.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HPV cho thai nhi, việc chọn phương pháp sinh mổ là một lựa chọn phù hợp. Quá trình sinh mổ được thực hiện dưới sự can thiệp y khoa và các thiết bị hỗ trợ hiện đại sẽ giảm thiểu được nguy cơ truyền nhiễm virus HPV cho trẻ. Trong trường hợp không thể tiến hành sinh mổ, thai phụ cần thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ và tuân thủ chương trình chăm sóc sau sinh được đề xuất bởi bác sĩ.
Mặc dù phần lớn các trường hợp bị mụn cóc sinh dục không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai, nhưng cơ thể của người mẹ có thể xảy ra một số triệu chứng viêm nhiễm khó chịu ở cơ quan sinh dục, khiến thai phụ đau rát khi đi tiểu, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
Các chuyên gia cũng cho biết phần lớn tình trạng mụn cóc sinh dục không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể của trẻ, nó sẽ ẩn nấp và chờ đợi cơ hội để bùng phát cho đến khi trẻ từ 2 đến 8 mới phát ra triệu chứng bệnh.
Sùi mào gà ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?
Tác động đến người mẹ
Người mẹ có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Nếu thai phụ bị nhiễm trùng virus HPV ở bộ phận sinh dục, các mụn sùi mào gà phát triển lớn sẽ gây đau rát khi đi tiểu, thậm chí dẫn đến tình trạng chảy máu trong quá trình sinh nở.
Nếu mụn sùi mào gà xuất hiện ở vị trí thành âm đạo có thể làm cho âm đạo mở rộng chậm hơn bình thường, gây ra khó khăn trong quá trình sinh nở. Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyến nghị thai phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường.
Tác động đến thai nhi
Đa phần trường hợp sùi mào gà lây nhiễm từ mẹ sang con không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn thai nhi vẫn đang phát triển trong tử cung của người mẹ sẽ không bị lây nhiễm virus HPV và không chịu bất kỳ tác động nào đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu virus HPV đã xâm nhập thành công vào cơ thể trẻ (qua sinh thường, tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết từ mẹ), nó có thể ẩn náu và chờ đợi thời điểm phù hợp để bùng phát, nhất là giai đoạn trẻ từ 2 đến 8 tuổi được xác định là giai đoạn dễ mắc bệnh nhất.
Phải làm sao khi mang thai mà từng bị sùi mào gà
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để cho bệnh sùi mào gà, các phương pháp điều trị chỉ hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng mụn sùi và giảm số lần tái phát bệnh. Virus HPV vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Đối với các trường hợp phụ nữ mang thai, bác sĩ thường không đề xuất sử dụng thuốc để điều trị.
Nếu phụ nữ trước khi mang thai đã từng sử dụng thuốc điều trị sùi mào gà, thai phụ nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp. Thay vì áp dụng đơn thuốc bôi ngoài da, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị tại chỗ nhằm loại bỏ mụn cóc, mụn sùi mà không tạo ra tác dụng phụ đối với cả người mẹ và thai nhi. Các phương pháp điều trị tại chỗ này gồm loại bỏ sùi mào gà bằng nitơ lỏng, tia laser hoặc phẫu thuật.
Mặc dù khả năng lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên thai phụ vẫn nên chú ý theo dõi tình trạng bệnh của bản thân. Hơn hết, cần thường xuyên thăm khám – kiểm tra sức khỏe nếu có ý định mang thai trong tương lai.
Ngoài ra, chị em phụ nữ chỉ nên sử dụng thuốc điều trị HPV dưới sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, bởi đây là những loại thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Đã từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?” đã được các bác sĩ chuyên khoa ở Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp và chia sẻ cụ thể. Nếu còn bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe nào khác, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm tại phòng khám chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ miễn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất.