Bệnh trĩ xuất hiện gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt, do dó, sớm điều trị bệnh trong giai đoạn khởi phát là rất cần thiết, giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế bệnh phát triển nặng hơn. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đưa ra một số cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây hiệu quả và đơn giản tại nhà, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Công dụng chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý phổ biến vùng hậu môn trực tràng, bệnh xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành và người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như yếu tố di truyền, tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, rặn mạnh khi đi tiêu, phụ nữ mang thai và sau sinh, thường xuyên làm việc cường độ cao hoặc nâng vác vật nặng, ung thư đại trực tràng, viêm loét dạ dày, polyp đại trực tràng hoặc có các khối u bất thường,…

Nếu không được điều trị sớm, bệnh trĩ sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sa búi trĩ, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử, hình thành huyết khối ở khu vực hậu môn. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây tổn thương cho niêm mạc mềm của khu vực hậu môn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh trĩ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, chóng mặt, suy nhược cơ thể hay thậm chí là ung thư hậu môn.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Công dụng của khoai tây

Củ khoai tây được sử dụng chủ yếu làm thực phẩm, đây chính là một trong những loại cây trồng quan trọng nhất trong nền nông nghiệp thực phẩm toàn cầu. Loại củ này có hình dạng tròn với lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần thịt khoai tây thường có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có những vết màu xanh lục. Khoai tây có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, chiên, nướng, nghiền hoặc làm thành khoai tây lát. Ngoài ra, củ khoai tây còn là nguyên liệu cho một số sản phẩm công nghiệp như rượu, bột giấy và keo.

Khoai tây là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng và hữu ích, bao gồm tinh bột, vitamin C, kali và chất xơ. Cụ thể như:

  • Tinh bột: Khoai tây chứa một lượng lớn tinh bột, chiếm khoảng 16-20% khối lượng tổng của củ khoai tây, đây là nguồn dưỡng chất chính trong củ.
  • Nước: Khoai tây có hàm lượng nước khá cao, chiếm khoảng 70-80% khối lượng tổng của củ.
  • Chất xơ: Khoai tây cung cấp một lượng chất xơ nhất định giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa, làm mềm phân và hỗ trợ quá trình nhuận tràng diễn ra thuận lợi.
  • Vitamin: Khoai tây chứa các loại vitamin như vitamin C, Vitamin B6,… giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa protein và carbohydrate, hỗ trợ các chức năng của hệ thần kinh.
  • Chất chống oxy hóa: Khoai tây chứa các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol và carotenoid, giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình lão hóa, hỗ trợ việc phục hồi và lành vết thương.
  • Khoáng chất: Ngoài ra, khoai tây cung cấp một số khoáng chất khác như kali, magiê, phốt pho, sắt và mangan,… có tác dụng tham gia vào nhiều quá trình hoạt động của cơ thể và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Công dụng của khoai tây

Công dụng của khoai tây

Khoai tây từ lâu đã được sử dụng để làm đẹp da, chống lão hóa, giảm vết nhăn và quầng thâm mắt. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm kháng insulin và loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường.

Khoai tây còn có khả năng giảm căng thẳng, duy trì sức mạnh của cơ bắp, tăng cường sức khỏe của xương, điều chỉnh hoạt động của các tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt, loại củ này cũng có tác dụng làm dịu vết tổn thương sưng đau ở hậu môn do búi trĩ gây ra, giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên vùng niêm mạc hậu môn bị tổn thương và loét do bệnh trĩ.

3 Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Thêm khoai tây vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn là một cách đơn giản nhưng đầy hiệu quả để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn khởi phát. Khoai tây rất giàu chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa,… giúp làm mềm phân, giảm áp lực lên các mạch máu bị giãn nở ở vùng hậu môn, đồng thời giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của các búi trĩ.

Thực hiện: Người bệnh có thể chế biến khoai tây thành nhiều món ăn như luộc, nấu canh, nướng, hấp hoặc nấu chung với các loại thực phẩm khác để sử dụng hàng ngày, nên tiêu thụ ít nhất là từ 1-2 củ/ngày. Lưu ý không nên chế biến khoai tây thành các món chiên, lắc phô mai hoặc thêm các loại gia vị cay nóng vì có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa và hậu môn, dẫn đến tình trạng táo bón hoặc làm bệnh trĩ trầm trọng thêm.

Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Uống nước ép khoai tây

Nước ép khoai tây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa,… đem lại tác dụng giảm viêm, làm dịu các mô và niêm mạc bị tổn thương, đồng thời kích thích quá trình phục hồi. Hơn nữa, nước ép khoai tây còn giúp cải thiện độ ẩm của đại tràng, làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đại tiện thuận lợi, từ đó giảm đi các áp lực lên mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng.

Thực hiện: Người bệnh chỉ cần rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và xay nhuyễn với một ít nước bằng máy xay. Sau đó, chắt lọc lấy nước cốt và sử dụng ngay trong ngày. Người bệnh nên uống từ 1-2 cốc nhỏ nước ép khoai tây mỗi ngày, chia làm 2-3 lần trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trộn khoai tây với dầu oliu

Một phương pháp chữa trị bệnh trĩ khác chính là trộn khoai tây với dầu oliu. Khoai tây giúp giảm sưng viêm và làm dịu vùng bị ảnh hưởng, trong khi dầu oliu chứa các chất chống oxy hóa và chất béo không no giúp làm mềm phân và bôi trơn đường ruột, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương và dần thu nhỏ búi trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ và sơ chế

  • Với trĩ nội, cắt khoai tây thành đoạn nhỏ, ngâm trong dầu oliu 2 tiếng, trước khi đi ngủ nhét thanh khoai tây vào hậu môn để qua đêm, đến sáng hôm sau lấy ra và vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm (lặp lại quá trình này từ 1-2 tuần).
  • Với trĩ ngoại, giã nhuyễn khoai tây bằng máy xay rồi trộn đều với dầu oliu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đắp phần khoai tây nhuyễn lên trước khi đi ngủ để qua đêm, đến sáng hôm sau vệ sinh lại hậu môn bằng nước ấm (lặp lại quá trình này từ 1-2 tuần).

Lưu ý khi dùng cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Bên cạnh việc sử dụng khoai tây, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn như uống đủ nước, tăng cường tiêu thụ rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ… để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuận tràng và giảm áp lực lên vùng hậu môn. Đồng thời tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, mặn, chua,… vì chúng có thể gây kích ứng cho ruột và hậu môn.

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng khoai tây chỉ mang tính chất hỗ trợ và giúp làm giảm các triệu chứng nhẹ của búi trĩ. Trong trường hợp bệnh trĩ đã trở nặng hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng như bị nhiễm trùng, rò máu, sa búi trĩ,… thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để nhận được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hy vọng cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây hiệu quả và đơn giản trong bài viết này đã đem đến những thông tin cần thiết cho bạn đọc trong việc khắc phục bệnh. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ thì xin hãy liên hệ đến số Hotline: 0961 300 273 hay cũng có thể nhắn tin đến khung chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Nhân viên y tế trực ban tại phòng khám sẽ nhanh chóng giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị cho bạn trong thời gian sớm nhất.