Bệnh trĩ gây ra tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là chảy máu ở hậu môn trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều người có mong muốn tìm hiểu các phương pháp điều trị dân gian, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe vừa mang lại hiệu quả tích cực. Sau đây, hãy cùng bài viết tìm hiểu cụ thể về cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được các chuyên gia chia sẻ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là bởi những áp lực chèn ép liên tục lên khu vực vùng bụng, trực tràng và hậu môn trong thời gian dài. Những áp lực trên chủ yếu xuất phát do táo bón mãn tính, chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, tuổi tác, thai kỳ, thói quen ngồi hoặc đứng lâu, tâm lý chịu áp lực căng thẳng, lo lắng hoặc stress…

Tình trạng chèn ép kéo dài sẽ làm các mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng bị biến dạng, sưng to và tắc nghẽn nghiêm trọng. Nếu không sớm được điều trị, nó sẽ hình thành nên búi trĩ gây đau nhức và khó chịu dữ dội, nhất là khi người bệnh đi đại tiện hoặc ngồi trên bề mặt cứng.

Lá lốt (Piper lolot) là loại cây thuộc họ Tiêu, mọc phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Loại cây này có lá màu xanh đậm, hình dạng giống với trái tim, bề mặt lá bóng loáng, có mùi thơm và vị cay nhẹ đặc trưng.

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ

Lá lốt được sử dụng rộng rãi trong cả ẩm thực lẫn y học. Đặc biệt là ẩm thực, lá lốt thường được sử dụng kèm với bánh tráng cuốn hoặc thịt nướng. Với hương vị đặc trưng, mùi thơm khi được nướng và vị cay nhẹ, lá lốt tạo nên một sự kết hợp độc đáo và thú vị khi kết hợp cùng với các nguyên liệu khác.

– Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy lá lốt chứa nhiều chất xơ, protein, canxi, phosphorus, sắt và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, lá lốt còn chứa một lượng lớn các chất flavonoid như beta-caryophyllene và các hợp chất gốc benzyl, đem lại khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cao. Ngoài ra, lá lốt còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin A, vitamin C, sắt…

– Trong y học dân gian, lá lốt được sử dụng nhiều do chứa các hợp chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm hiệu quả. Do đó, loại cây này thường được kết hợp vào các phương pháp điều trị bệnh thông thường như viêm họng, viêm amidan, đau răng và các vấn đề viêm nhiễm trên da.

Nhìn chung, lá lốt mang lại nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe tổng thể. Việc dùng lá lốt như một phương pháp chữa trị cho bệnh trĩ hoàn toàn khả thi, bởi nó có thể giảm sưng đau và thu nhỏ dần kích thích búi trĩ, đồng thời ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm từ búi trĩ lan rộng sang các khu vực khác ở hậu môn.

4 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Ngâm rửa bằng nước lá lốt

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt - Ngâm rửa nước lá lốt

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt – Ngâm rửa nước lá lốt

Ngâm rửa hậu môn bằng lá lốt và nước muối là một phương pháp điều trị trong y học dân gian giúp làm sạch, giảm triệu chứng sưng đau và ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị lá lốt tươi, rửa sạch. Đun sôi khoảng 1.5-2 lít nước, cho thêm vào 1-2 muỗng canh muối (có thể là muối ăn hoặc muối hột) rồi khuấy đều và tắt bếp. Sau đó, cho lá lốt vào nồi nước muối và ngâm khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất từ lá lốt thẩm thấu vào trong nước. Khi nước đã nguội bớt, dùng nước này ngâm rửa khu vực hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn, cuối cùng vệ sinh sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm.

Xông hơi với lá lốt

Xông hơi với lá lốt là một phương pháp truyền thống được sử dụng để làm sạch khu vực tổn thương và viêm nhiễm do búi trĩ sưng đau ở hậu môn gây ra. Hơn nữa, phương pháp còn giúp người bệnh thư giãn tinh thần và giảm bớt các triệu chứng bệnh khó chịu.

Thực hiện: Chuẩn bị lá lốt tươi, rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám trên lá. Đun 2-3 lít nước, đến khi sôi cho lá lốt vào, bật nhỏ lửa và đun thêm 2-3 phút để lá lốt tỏa ra hương thơm đặc trưng rồi tắt bếp. Cẩn thận khi xông để tránh bị bỏng, xông hơi khu vực hậu môn sưng đau do búi trĩ từ 5 đến 15 phút (tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh).

Lá lốt và nghệ

Nghệ chứa nhiều curcumin – một chất có khả năng chống viêm cao, giúp giảm sưng, đau nhức và viêm nhiễm. Nó cũng giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, qua đó hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và các nguyên nhân gây viêm khác. Khi sử dụng kết hợp với lá lốt, củ nghệ có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu triệu chứng và tình trạng viêm sưng ở búi trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi cùng một ít là lốt, rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất cùng bụi bẩn rồi thái lát nhỏ. Đun sôi lượng nước đủ dùng, đến khi sôi cho hai nguyên liệu đã chuẩn bị vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra một chậu lớn, chờ nguội bớt chỉ cần ấm thì thực hiện ngâm rửa khu vực hậu môn nhẹ nhàng.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ

Lá lốt và ngải cứu

Lá ngải cứu cũng có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm hiệu quả. Đây cũng là loại thảo dược có thể tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Chính vì vậy, khi sử dụng lá ngải cứu kết hợp với lá lốt, tình trạng viêm sưng do búi trĩ gây ra sẽ được cải thiện hiệu quả, đặc biệt là các triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy và chảy máu hậu môn.

Thực hiện: Chuẩn bị lá ngải cứu và lá lốt, rửa sạch để loại bỏ tạp chất cùng bụi bẩn, thái lát thành những đoạn nhỏ. Đun sôi lượng nước vừa đủ dùng, đến khi sôi cho hai nguyên liệu đã chuẩn bị vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn và đợi cho nước giảm bớt nhiệt độ, chỉ còn ấm thì thực hiện ngâm rửa khu vực hậu môn bị sưng đau khó chịu.

Cây lá lốt với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn sẽ giúp làm dịu các tổn thương viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi ở búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng cây lá lốt chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều trị này, nó không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã tiến triển nặng, sa lòi ra ngoài hậu môn.

Do đó, trong trường hợp búi trĩ bị tổn thương nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần ngay lập tức đến thăm bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại đây sẽ điều trị bằng cách phương pháp chuyên sâu giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt an toàn và hiệu quả” được các bác sĩ chuyên khoa tại khu vực Hải Dương giải đáp chia sẻ. Nếu còn vấn đề băn khoăn nào khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ ngay với phòng khám Trường Hải chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).