Sử dụng tỏi điều trị bệnh trĩ là một trong những phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Để tìm hiểu thêm thông tin về đề tài này, bạn đọc hãy cùng theo dõi 3 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả tại nhà được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi được không?

Hiện nay, bệnh trĩ trở nên khá phổ biến, xuất phát bởi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng chịu sự chèn ép quá mức dẫn đến hiện tượng sưng phồng, tắc nghẽn và viêm nhiễm. Điều này khiến cho búi trĩ xuất hiện, từ đó kéo theo các triệu chứng sưng đau, ngứa rát, nóng ran và chảy máu ở hậu môn (nhất là khi người bệnh đại tiện hoặc ngồi lâu). Trong trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể bị sa ra bên ngoài hậu môn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt cá nhân của người bệnh.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ thường là do tình trạng thừa cân béo phì, ít vận động thay đổi tư thế trong thời gian dài, táo bón mãn tính, chế độ ăn thiếu chất xơ, tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc phụ gia, uống ít nước, tuổi tác cao, phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh, tâm trạng căng thẳng, lo lắng hoặc stress…

Tỏi được trồng và sử dụng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, nhờ vào nhiều tính chất hữu ích trong văn hóa ẩm thực và y dược. Củ tỏi gồm nhiều tép nhỏ (số lượng tép thay đổi tùy theo từng loại cây tỏi). Mỗi tép tỏi bao phủ bởi lớp vỏ mỏng, dễ dàng bóc ra sử dụng, có màu trắng, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Tỏi thường được sử dụng làm gia vị, sốt và tẩm ướp thực phẩm bằng cách đập nát, xay hoặc băm nhuyễn.

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi được không?

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi được không?

– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi chứa nhiều thành phần hữu ích cho việc điều trị bệnh trĩ, chẳng hạn như carbohydrate, protein, chất béo, nước, các axit hữu cơ, chất xơ và muối khoáng. Những thành phần này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì hoạt động ổn định ở hệ tiêu hóa. Tỏi còn chứa một số chất chống oxy hóa cao như flavonoid, phenolic và sulfur giúp làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Củ tỏi còn chứa allicin – một hợp chất sulfur có khả năng kháng khuẩn, nấm và virus gây hại. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa các chất chống viêm như allicin, ajoene và các hợp chất sulfur khác… giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm khi có tình trạng xuất huyết hậu môn hoặc búi trĩ sa ra ngoài. Ngoài ra, tỏi còn chứa các thành phần hữu ích khác như vitamin C, vitamin B6 và các khoáng chất như kali, canxi, selen, mangan,… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Trong y học dân gian, tỏi được sử dụng để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, nhờ vào khả năng kháng khuẩn và nấm hiệu quả, giúp kiểm soát sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là nguyên liệu được biết đến với khả năng chống hàn và chống viêm, làm giảm đi các triệu chứng viêm nhiễm trong cơ thể. Điều này hỗ trợ hiệu quả tình trạng đau rát và sưng đỏ do búi trĩ gây ra ở hậu môn.

Ngoài ra, tỏi còn có khả năng kích thích hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi của tế bào và niêm mạc mô mềm. Nó còn giúp hạ huyết áp, giảm tắc nghẽn mạch máu ở búi trĩ và ngăn chặn sự gia tăng áp lực lên trực tràng. Điều này hỗ trợ thu nhỏ kích thước của các búi trĩ và giảm tình trạng sưng đau khó chịu.

3 Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản

Thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi - Thêm vào bữa ăn hàng ngày

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Thêm vào bữa ăn hàng ngày

Sử dụng tỏi tươi: Thêm một vài tép tỏi tươi vào các món ăn như salad, sốt, nước chấm hoặc món nướng… để làm tăng hương vị thơm ngon và nâng cao giá trị dinh dưỡng của các món ăn. Người bệnh có thể băm nhuyễn hoặc đập dập tỏi để trộn vào các món ăn để sử dụng dễ dàng hơn.

Chế biến cùng món ăn: Sử dụng tỏi để tạo hương vị cho các món hấp, luộc, nấu, xào hoặc hầm. Ngoài ra, có thể băm nhuyễn hoặc đập dập tỏi và chế biến cùng các món ăn như súp, canh, ướp thịt hoặc hải sản để tăng thêm hương vị hấp dẫn và ngon miệng.

Tỏi muối hoặc tỏi ngâm giấm: Người bệnh có thể làm tỏi muối hoặc tỏi ngâm giấm rồi sử dụng bằng cách ăn kèm với các món ăn hoặc làm gia vị cho các loại nước sốt. Không chỉ mang lại hương vị mới lạ mà còn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.

Tỏi đen: Tỏi đen là tỏi tươi đã được lên men và ủ trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có hương vị ngọt, thơm và đỡ cay nồng hơn so với tỏi tươi. Người bệnh có thể sử dụng tỏi đen để làm gia vị cho các món ăn, nước sốt hoặc ướp với thịt để hỗ trợ hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng bệnh trĩ.

Tỏi ngâm rượu

Người bệnh cũng có thể dùng tỏi để ngâm rượu, sau đó uống hoặc bôi thoa lên khu vực búi trĩ viêm sưng. Các thành phần trong rượu không có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, vì vậy khi kết hợp với tỏi sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Thực hiện: Chuẩn bị khoảng 300-500 gram tỏi đã lột vỏ, rửa sạch với nước, để ráo và thái lát (hoặc giã nát) thành những miếng nhỏ, ngâm với rượu trắng khoảng 2 tuần rồi sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp bằng cách uống hoặc bôi đều lên khu vực tổn thương ở hậu môn để ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm triệu chứng sưng đau và thu nhỏ dần búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu

Nếu không có sẵn rượu thì người bệnh có thể nghiền nát hoặc xay nhuyễn tỏi để thu lấy nước cốt tỏi, sau đó bôi lên vùng hậu môn sưng đau. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện bôi thoa một lần mỗi ngày để tránh gây kích ứng lên da và niêm mạc hậu môn.

Đắp tỏi nướng lên hậu môn

Người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp dùng tỏi nướng để điều trị bệnh trĩ. Tỏi sau khi nướng sẽ giảm được mùi hăng và độ cay nồng, giúp giảm bớt mùi tỏi nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả làm giảm triệu chứng ngứa rát hoặc kích ứng ở vùng hậu môn.

Thực hiện: Chuẩn bị một vài củ tỏi, đem nướng trực tiếp trên bếp, chỉ cần tỏi hơi bung lớp vỏ và vàng nhẹ thì lấy xuống (không nên để tỏi bị cháy đen sẽ giảm hiệu quả điều trị). Lột vỏ củ tỏi sạch sẽ rồi đem giã nát và cho vào một miếng vải nhỏ, sau đó đắp lên khu vực hậu môn bị sưng đau trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh sạch lại với nước ấm.

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau nhức và sưng đỏ, giúp thu nhỏ và làm lành những tổn thương viêm nhiễm trên da, đặc biệt là ở búi trĩ. Tuy nhiên, tỏi không thể chữa trị hoàn toàn, đặc biệt là trong trường hợp búi trĩ đã ở tình trạng nghiêm trọng hoặc sa tụt ra ngoài hậu môn. Đối với trường hợp này, việc nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để kịp thời điều trị hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về 3 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả tại nhà được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp và chia sẻ đầy đủ. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm nữa, bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại sau Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat bên cạnh: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn tại phòng khám của chúng tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám cho bạn (nếu cần).