Mục Lục
Khi quyết định thực hiện mổ trĩ, việc tìm hiểu về các triệu chứng có thể xảy ra sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như quyết định được hướng xử lý khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể về 9 triệu chứng sau khi mổ trĩ thường xảy ra nhất, bạn đọc quan tâm hãy cùng tham khảo ngay nhé!
9 Triệu chứng sau khi mổ trĩ
Đau đớn, khó chịu
Sau phẫu thuật trĩ, nhiều bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng đau đớn và không thoải mái ở khu vực hậu môn. Mặc dù đây là một biến chứng phổ biến sau phẫu thuật trĩ, nhưng nó thường không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm dần trong quá trình phục hồi. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này có thể là do vết cắt sau phẫu thuật, sự co thắt của cơ trơn hậu môn, viêm nhiễm hoặc khó khăn khi đại tiện.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết quá trình phục hồi có thể kéo dài từ 3-4 tuần sau khi phẫu thuật, tất cả các triệu chứng khó chịu thường sẽ giảm dần trong thời gian này. Để giúp quá trình hồi phục này diễn ra nhanh hơn, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc và vệ sinh khu vực hậu môn:
- Uống nhiều nước, tiêu thụ thức ăn giàu chất xơ hoặc thức ăn mềm sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón
- Rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng
- Chườm đá lạnh hoặc chườm nóng để giảm sưng viêm
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ gây áp lực lên hậu môn
- Di chuyển, vận động nhẹ nhàng để tránh tác động đến vết thương và giúp kích thích lưu thông máu
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm bớt triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật.
Nếu tình trạng đau đớn kéo dài hơn hai tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (chẳng hạn như có mùi hôi, tiết dịch mủ hoặc xuất hiện tình trạng hẹp hậu môn…) thì bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xuất huyết
Chảy máu sau khi cắt trĩ là một biến chứng khá phổ biến, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đe dọa đến sức khỏe và cần phải điều trị y tế. Thông thường, tình trạng chảy máu sẽ thuyên giảm đi sau khoảng 1-2 ngày và hoàn toàn biến mất trong vòng 1 tuần, miễn là bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chăm sóc vết mổ đúng cách. Một số nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ xuất phát bởi:
- Vết mổ chưa lành hoàn toàn hoặc cách lau rửa và vệ sinh hậu môn sai cách.
- Tình trạng táo bón, việc rặn mạnh khi đại tiện gây áp lực lớn lên khu vực hậu môn, thậm chí có thể làm nứt rách vết mổ.
- Nhiễm trùng vết mổ, gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức và chảy dịch mủ.
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 1 tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ (chẳng hạn như xuất hiện dịch chảy có mùi hôi, đau nhức hoặc sưng đỏ ở hậu môn…) thì bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Biến chứng xuất huyết sau phẫu thuật cắt trĩ có thể xuất hiện ở mọi người bệnh, tuy vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý đúng cách sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu rủi ro xảy ra biến chứng nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình phục hồi ở vết mổ. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh có thể thực hiện để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng xuất huyết:
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng.
- Bảo đảm ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây tươi, tránh ăn thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, duy trì cân nặng phù hợp, uống đủ nước để giảm thiểu nguy cơ táo bón xảy ra.
- Duy trì sinh hoạt điều độ, tránh ngồi lâu một chỗ, hạn chế mang vác vật nặng, không uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Tuân thủ việc dùng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
- Thăm khám theo đúng lịch hẹn kiểm tra để theo dõi và đánh giá tình trạng vết mổ, đồng thời có thể phát hiện sớm bất kỳ biến chứng bất thường nào nếu có.
Thủng trực tràng
Thủng trực tràng là biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật mổ trĩ, nó cũng là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do sự tổn thương lớp niêm mạc trực tràng do quá trình phẫu thuật hoặc xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ở vùng hậu môn.
Người bệnh có thể nhận biết tình trạng thủng trực tràng thông qua triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn mửa, chảy máu hậu môn, có khí thoát ra khỏi âm đạo (đối với phụ nữ), sưng phù ở vùng bụng dưới… Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, cần được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng lan sang toàn bộ cơ thể dẫn tới sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực niêm mạc hậu môn, chủ yếu do các loại vi khuẩn xâm nhập vào tuyến bã nhờn hoặc nang lông. Sau khi cắt búi trĩ, vết mổ có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong phân xâm nhập hoặc do giữ vệ sinh không đúng cách đã dẫn đến tình trạng áp xe hậu môn.
Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện đau nhức, sưng tấy, cảm giác nóng rát ở khu vực hậu môn,… thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị chảy máu, tiết dịch mủ có mùi hôi khó chịu, sốt cao, ớn lạnh, khó tiểu hoặc táo bón. Nếu không điều trị kịp thời, áp xe hậu môn sẽ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm hơn, bao gồm nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Để khắc phục tình trạng trên, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra, cần rửa sạch khu vực hậu môn bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý sau mỗi lần đại tiện, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm cơn đau nhức và viêm sưng, đồng thời duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thay quần lót thường xuyên.
Đối với trường hợp áp xe hậu môn quá lớn hoặc không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối áp xe và làm sạch vết thương viêm nhiễm.
Tổn thương cơ vòng trong
Cơ vòng trong đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự co bóp và tống đẩy phân ở hậu môn. Trong quá trình cắt bỏ búi trĩ, cơ vòng trong có thể bị tổn thương do dao mổ, đường khâu hoặc tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rò huyết, đau hậu môn, táo bón hoặc tiêu chảy. Để khắc phục tình trạng tổn thương cơ vòng trong, cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Uống đủ lượng nước cần thiết, tiêu thụ nhiều chất xơ để làm mềm phân và giảm áp lực lên cơ vòng trong.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc bôi trị trĩ theo chỉ định của bác sĩ.
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, rửa hậu môn bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý sau mỗi lần đi ngoài.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động gây căng tức và chèn ép lên cơ vòng trong (bao gồm việc ngồi lâu, đi xe đạp, mang vác vật nặng hoặc quan hệ tình dục qua hậu môn).
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi quá trình phục hồi và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
Tình trạng tổn thương cơ vòng trong sau phẫu thuật trĩ xảy ra khá phổ biến, nếu bệnh nhân chăm sóc vết mổ đúng cách thì tình trạng này sẽ thuyên giảm dần trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tổn thương cơ vòng không thuyên giảm sau 6 tuần hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường như sốt cao, sưng tấy, chảy mủ hoặc chảy máu ở hậu môn thì bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.
Nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ là một trong những biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật cắt trĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ, vấn đề vệ sinh kém, dị ứng với thuốc hoặc do sự cố trong quá trình phẫu thuật.
Khi bị nhiễm trùng vết mổ, người bệnh sẽ có các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, nóng rát, chảy máu, tiết dịch mủ hôi thối, sốt cao hoặc rối loạn đường tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu, viêm trực tràng, hoại tử mô, thậm chí tử vong. Để khắc phục, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Uống đủ liều lượng thuốc kháng sinh được chỉ định từ bác sĩ.
- Thực hiện vệ sinh vết mổ mỗi ngày bằng nước muối ấm hoặc dung dịch khử trùng.
- Thay băng gạc thường xuyên, giữ vết mổ luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
- Tránh ăn các thực phẩm có thể gây táo bón, kích ứng hoặc dị ứng.
- Hạn chế ngồi lâu, di chuyển nhiều hoặc làm các công việc nặng nhọc để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Nếu triệu chứng nhiễm trùng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và can thiệp y tế kịp thời.
Hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn là một trong những biến chứng có thể xuất hiện sau khi tiến hành phẫu thuật mổ trĩ, khiến lỗ hậu môn co lại gây khó khăn và đau đớn khi đại tiện. Nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp hậu môn có thể là bởi:
- Quá trình phẫu thuật cắt trĩ đã cắt bỏ quá mức lớp niêm mạc của búi trĩ, khiến cho vết thương trở nên rộng hoặc dài hơn, tình trạng này làm cho niêm mạc hậu môn bị kéo căng, co rút và thu hẹp lại.
- Quá trình phục hồi tổn thương ở khu vực cắt trĩ kéo dài hơn bình thường, từ đó tạo thành sẹo lồi cứng, làm giảm độ co giãn của niêm mạc hậu môn.
- Viêm nhiễm từ vết thương sau phẫu thuật gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức làm ảnh hưởng đến khả năng co giãn của niêm mạc hậu môn.
- Thói quen đại tiện sai cách, rặn mạnh quá mức hoặc ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước khiến cho phân trở nên khô cứng và gây tổn thương đến lớp niêm mạc hậu môn.
Để hạn chế biến chứng hẹp hậu môn sau mổ trĩ, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ, bổ sung đủ nước và tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây táo bón. Đồng thời xây dựng thói quen đại tiện đúng giờ, tránh rặn quá mức, sử dụng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện…
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc xoa bóp hoặc ngâm hậu môn với nước ấm để giảm viêm sưng và đau nhức; thực hiện các bài tập co giãn hậu môn cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu và độ co giãn của niêm mạc hậu môn. Trong trường hợp không đạt được hiệu quả sau khi áp dụng những biến pháp trên, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện nong hoặc phẫu thuật mở rộng lỗ hậu môn để loại bỏ mô sẹo và mô niêm mạc bị co lại.
Tiểu khó, bí tiểu
Tiểu khó và bí tiểu cũng là một trong những vấn đề mà bệnh nhân có thể gặp sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể làm giảm cảm giác buồn tiểu; tình trạng sưng viêm và tổn thương hậu môn có thể tạo áp lực lên niệu đạo dẫn đến chứng khó tiểu; việc uống ít nước sau phẫu thuật có thể làm giảm lượng nước tiểu và dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu….
Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Uống đủ nước cơ thể cần (khoảng 2-3 lít) để tăng lượng nước tiểu và giảm nguy cơ tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để kích thích cơ bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài.
- Thả lỏng và thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng khi tiểu để khôi phục chức năng hoạt động của cơ bàng quang.
- Sử dụng các loại thuốc giãn niệu đạo, giảm viêm và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ niệu đạo hoạt động ổn định, giảm triệu chứng sưng viêm ở khu vực hậu môn.
Bệnh nhân cần chú ý theo dõi triệu chứng, nếu chúng vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đại tiện mất tự chủ
Mất tự chủ khi đại tiện là một triệu chứng sau khi mổ trĩ khó chịu, gây ra nhiều ảnh hưởng bất tiện với bệnh nhân. Triệu chứng này thường phát sinh do các tổn thương cơ và thần kinh quanh hậu môn trong quá trình phẫu thuật hoặc do tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, sưng tấy hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa gây ra.
Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc theo đơn thuốc được chỉ định. Kèm theo đó là việc thực hiện các bài tập cơ hậu môn để cải thiện khả năng kiểm soát đại tiện. Nếu vấn đề này vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gây ra nhiều sự bất tiện, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và xử lý hiệu quả.
Cách hạn chế và phòng ngừa biến chứng sau khi mổ trĩ
– Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng để giảm tác động đến vết mổ.
– Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
– Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Sử dụng thuốc theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
– Thăm khám theo lịch hẹn định kỳ để đánh giá và theo dõi quá trình phục hồi tổn thương, đồng thời sớm nhận biết biến chứng có nguy cơ xảy ra.
Để đảm bảo thực hiện phẫu thuật cắt trĩ hiệu quả và an toàn, bệnh nhân nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa như Phòng khám Đa khoa Trường Hải. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm về bệnh hậu môn trực tràng tại phòng khám sẽ nhanh chóng kiểm tra tình trạng sức khỏe và đánh giá mức độ phát triển của búi trĩ, qua đó tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng người bệnh.
Trên đây là thông tin cụ thể liên quan đến 9 triệu chứng sau khi mổ trĩ dễ gặp nhất được các bác sĩ chuyên khoa cung cấp và chia sẻ. Nếu bạn cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế, hãy liên hệ ngay đến phòng khám của chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm sẽ ngay lập tức hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám cho bạn nếu cần.