Búi trĩ ngoại sa ra ngoài hậu môn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng nghiêm trọng khác. Để giúp bạn đọc và người bệnh quan tâm có thể giảm bớt được triệu chứng bệnh trĩ khó chịu này, bài viết sẽ giới thiệu 11 cách làm co búi trĩ ngoại nhanh chóng, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

11 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản, hiệu quả

Dùng rau diếp cá

Rau diếp cá (hay rau dấp cá) có thành phần gồm nhiều loại hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng sưng đau, ngứa rát ở búi trĩ. Việc bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ cung cấp chất xơ tự nhiên giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân và hỗ trợ hoạt động nhuận tràng mà còn giúp làm dịu triệu chứng và tác động tiêu cực đến búi trĩ, từ đó hỗ trợ quá trình làm co búi trĩ ngoại.

Rau diếp cá còn chứa nhiều thành phần flavonoid hữu ích như quercetin, kaempferol và rutin. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của quá trình lão hóa, đồng thời có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thêm vào đó, asparagine – một loại axit amin có trong rau diếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm, giảm triệu chứng nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do búi trĩ gây ra. Hàm lượng lớn vitamin C trong rau diếp cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, duy trì sự ổn định của da và các mô liên kết khác ở khu vực hậu môn.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Người bệnh có thể bổ sung rau diếp cá trực tiếp vào chế độ ăn hàng ngày với các món ăn như bánh tráng cuốn, thịt luộc, gỏi,… như các loại rau sống thông thường để bổ sung chất xơ. Điều này giúp cải thiện quá trình hoạt động của đường tiêu hóa và nhuận tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép từ rau diếp cá xay nhuyễn để cải thiện sức khỏe đường ruột bên trong và hỗ trợ làm giảm kích thước của búi trĩ sưng đau khó chịu. Đây là cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Đối với những người gặp khó khăn khi tiêu thụ rau diếp cá, có thể thể dụng thay thế bằng cách lấy lá rau diếp giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực búi trĩ. Việc này giúp giảm các triệu chứng sưng đau, ngứa rát khó chịu và làm dịu vùng da tổn thương. Đồng thời giúp tăng cường hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại nguy cơ viêm – nhiễm trùng và các biến chứng khác có thể xảy ra.

Dùng lá thiên lý

Lá thiên lý chứa các hợp chất flavonoid và triterpenoid có khả năng chống viêm, sát khuẩn, giảm sưng đau và làm dịu viêm nhiễm do bệnh trĩ gây ra. Các hợp chất còn đóng vai trò trong việc hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp duy trì sức khỏe tổng thể, giảm bớt các tổn thương sưng đau ngứa rát ở búi trĩ và thúc đẩy quá trình hồi phục của các vết lở loét do búi trĩ ngoại gây ra.

Ngoài ra, lá thiên lý cũng mang lại cảm giác thư giãn và thả lỏng tinh thần, ít nhiều mang lại hiệu quả tích cực giúp giảm nguy cơ tái phát hoặc trở nặng của bệnh trĩ (nếu bệnh xuất phát do yếu tố tâm lý tiêu cực gây ra).

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá thiên lý

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá thiên lý

Người bệnh có thể sử dụng lá thiên lý bằng cách hãm nước uống giống như nước trà hoặc giã nát pha cùng nước lọc, điều này sẽ giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa và nhuận tràng, làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Phương pháp này cũng giúp thu nhỏ dần các búi trĩ nội và giảm triệu chứng đau nhức, ngứa rát khó chịu ở khu vực hậu môn.

Trong trường hợp búi trĩ ngoại sưng to, xuất huyết và gây nhiều bất tiện, người bệnh có thể dùng lá thiên lý để giã nát, kết hợp với một chút muối rồi đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ tổn thương. Điều này giúp làm dịu vùng da ở khu vực hậu môn và cải thiện các triệu chứng đau rát, giảm viêm và nguy cơ nhiễm trùng ở búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh này cần được thực hiện cách dùng này liên tục trong một khoảng thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất carotenoid như beta-carotene, lutein, zeaxanthin và flavonoid như quercetin, kaempferol và naringin, chúng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, từ đó giảm bớt tình trạng viêm sưng ở khu vực hậu môn. Đồng thời, các thành phần chất trên cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giúp thu nhỏ dần búi trĩ sưng đau.

Do đó, nếu vệ sinh khu vực hậu môn bằng nước lá đu đủ, nhất là sau khi đại tiện sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây hại, giảm đau nhức và kích ứng khó chịu bởi búi trĩ, đồng thời cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn và trực tràng. Điều này giúp cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương và giảm kích thước của búi trĩ.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá đu đủ

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá đu đủ

Người bệnh có thể lấy ít lá đu đủ đem ngâm rửa sạch với nước muối, sau đó thái nhỏ và đun với 3-4 lít nước. Khi nước sôi, đợi thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp và để nguội. Sử dụng nước lá đu đủ thu được ngâm rửa vùng hậu môn sưng đau do búi trĩ thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường lưu thông máu và giảm kích thước của búi trĩ.

Sử dụng lá vông

Lá vông (hay lá vông nem) là một phương pháp điều trị bệnh trĩ được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian đem lại hiệu quả khá tích cực. Với thành phần chủ yếu là flavonoid (kaempferol, quercetin và isorhamnetin) cùng với hợp chất saponin mang lại khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, chống oxy hóa, giảm đau và ngứa rát khó chịu. Nó còn giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm trùng, cải thiện tuần hoàn máu ở khu vực búi trĩ, giảm tắc nghẽn và tình trạng sưng đau.

Người bệnh sau khi đã vệ sinh khu vực hậu môn và lau khô sạch sẽ có thể sử dụng lá vông đã được hơ nóng đắp trực tiếp lên khu vực búi trĩ bị tổn thương sưng đau, chảy máu. Thực hiện biện pháp này đều đặn từ 2-3 lần/ngày trong khoảng 3 tuần liên tiếp sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và dần thu nhỏ kích thước của búi trĩ.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá vông

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá vông

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá vông kết hợp với lá sen bằng cách giã bằng cách giã nhuyễn, sau đó lọc lấy phần nước uống và sử dụng phần bã để đắp lên khu vực búi trĩ viêm sưng. Việc kết hợp 2 hai loại nguyên liệu này từ cả bên trong lẫn bên ngoài có thể cải thiện hiệu quả triệu chứng trĩ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa – nhuận tràng và thu nhỏ dần búi trĩ sưng đau.

Người bệnh cũng có thể kết hợp lá vông với lá thầu dầu tía để điều trị bệnh trĩ bằng cách rửa sạch hai nguyên liệu này rồi giã nhuyễn, sau đó đắp hỗn hợp thu được lên vị trí búi trĩ sưng đỏ và đau nhức ở hậu môn trong khoảng 30-45 phút. Cuối cùng vệ sinh và lau khô sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm và chảy máu có thể xảy ra.

Dùng trái đu đủ

Không chỉ lá đu đủ mà phần trái đu đủ cũng có thể giảm kích thước búi trĩ và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ liên quan. Bởi thành phần thịt trái đu đủ chứa nhiều chất xơ và nước, từ đó giúp giảm nguy cơ táo bón và làm mềm phân.

Chính những lợi ích trên từ quả đu đủ đã làm giảm bớt những áp lực và chèn ép lên thành mạch búi trĩ ở hậu môn, hỗ trợ quá trình điều trị và giúp thu nhỏ dần búi trĩ. Bên cạnh đó, đu đủ cũng có khả năng làm dịu mát, thanh nhiệt và giảm các triệu chứng sưng đau liên quan đến búi trĩ.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng trái đu đủ

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng trái đu đủ

Vì vậy, người bệnh có thể chế biến đu đủ xanh thành các món hầm sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và nhuận tràng, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại, từ đó nâng cao sức đề kháng chống lại nguy cơ viêm nhiễm trùng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng đu đủ xanh để điều trị bệnh trĩ bằng cách cắt đôi trái đu đủ, sau đó buộc mỗi phần đu đủ này vào hai bên đùi (phần đầu cuống quay về hướng búi trĩ), để qua đêm cho đến sáng. Thường xuyên áp dụng cách điều trị này có thể mang lại hiệu quả đáng kể trong việc thu nhỏ kích thước của búi trĩ.

Sử dụng cây lá bỏng

Cây lá bỏng chứa lượng lớn flavonoid (quercetin, kaempferol) và hợp chất saponin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và hạn chế nhiễm trùng ở khu vực búi trĩ. Ngoài ra, cây lá bỏng còn được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm da, nhiễm trùng, viêm khớp và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Chất nhựa đặc biệt có trong cây lá bỏng có khả năng tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng trên da, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu do các vết tổn thương gây ra trên da. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng và bảo vệ da khỏi các tác nhân có thể gây viêm nhiễm.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây lá bỏng

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây lá bỏng

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị vài lá cây lá bỏng, ngâm rửa sạch sẽ trong nước muối loãng và giã nhuyễn bằng cối. Sau đó, vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lá bỏng lên khu vực búi trĩ sưng đau trong vòng 15 phút và vệ sinh lại sạch sẽ. Phương pháp này giúp giảm viêm ngứa, hạn chế nguy cơ xuất huyết và giúp búi trĩ teo nhỏ dần.

Sử dụng cây phỉ

Cây phỉ (Witch-Hazel) là một loại cây thân gỗ phổ biến ở Bắc Mỹ và một số khu vực ở châu Âu và châu Á. Trong cây phỉ còn chứa nhiều thành phần chất có lợi trong việc điều trị bệnh trĩ, bao gồm tanin (hamamelitannin và proanthocyanidin), flavonoid (kaempferol, quercetin và catechin), gallic acid, procyanidin và nhiều loại chất khác.

Những thành phần hợp chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, cải thiện các triệu chứng khó chịu của trĩ, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương (lở loét, viêm nhiễm, hoại tử) và giúp búi trĩ teo nhỏ dần kích thước.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây phỉ

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây phỉ

Người bệnh có thể sử dụng tinh chất chiết xuất từ cây phỉ, chủ yếu thu được từ lá và vỏ cây để bôi thoa trực tiếp lên khu vực búi trĩ sưng đau. Phương pháp này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu cơn đau nhức, kích thích quá trình phục hồi và giúp búi trĩ dần tiêu biến dần.

Dùng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi (còn gọi là cây cỏ mực) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian để điều trị tình trạng viêm nhiễm, sưng đau và chảy máu. Trong cây nhọ nồi, thành phần chất wedelolactone được biết đến với khả năng chống viêm, giảm ngứa và giảm nguy cơ tổn thương tế bào mô mềm.

Một số hợp chất hữu ích khác trong cây nhọ nồi như polysaccharide cũng mang lại tác dụng bảo vệ da và hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Do đó, người bệnh có thể sử dụng cây nhọ nồi để điều trị bệnh trĩ, giảm thiểu các triệu chứng sưng đau khó chịu và thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây nhọ nồi

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng cây nhọ nồi

Chỉ cần lấy một nắm lá nhọ nồi rửa sạch và giã nát, sau đó thêm một chút rượu, lọc nước và bã để riêng. Phần nước có thể sử dụng ngay trong ngày, còn phần bã thì dùng đắp lên khu vực hậu môn trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh và lau khô lại sạch sẽ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Dùng quả sung

Quả sung cung cấp một lượng lớn chất xơ và carbohydrates – hai thành phần có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa, duy trì sức khỏe đường ruột và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, quả sung chứa nhiều vitamin C, K, B6, niacin, acid folate và các khoáng chất (kali, magiê, phốt pho, canxi và sắt,…) giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan trọng yếu trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả sung chứa các chất có khả năng diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Do đó, người bị bệnh trĩ có thể sử dụng quả sung để điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh bằng cách sử dụng 200-300gram trái sung rửa sạch, ngâm muối và ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng quả sung

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng quả sung

Hoặc cũng có thể sử dụng quả sung kết hợp với lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, lá cúc tần và nghệ tươi để nấu nước xông và ngâm rửa khu vực hậu môn bị sưng đau. Các tinh chất từ các nguyên liệu trên sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu, cải thiện lưu thông máu ở các tĩnh mạch và từ từ thu nhỏ dần kích thước của búi trĩ.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, mang lại khả năng giảm viêm sưng, khử trùng, diệt khuẩn và làm dịu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do búi trĩ gây ra. Để áp dụng cách làm co búi trĩ ngoại bằng giấm táo, người bệnh chỉ cần chọn loại giấm táo có hàm lượng axit tự nhiên và không chứa các chất phụ gia hoặc hương liệu.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng giấm táo

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng giấm táo

Chỉ cần pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ phù hợp (thường là 1:10), vệ sinh sạch sẽ hậu môn rồi lấy một bông tăm hoặc khăn sạch thấm dung dịch giấm táo và đắp lên khu vực búi trĩ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên giữ nên đợi cho đến khi dung dịch giấm khô hoàn toàn, sau đó vệ sinh lại hậu môn bằng nước ấm và lau khô sạch sẽ.

Thường xuyên thực hiện cách dùng này để giảm viêm nhiễm và khó chịu ở hậu môn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng ngứa rát sau khi sử dụng giấm táo thì nên ngừng lại ngay lập tức và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng kem bôi trĩ

Cũng có thể điều trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc bôi corticosteroid, lidocaine hoặc benzocaine,… để giảm triệu chứng đau rát và ngứa ngáy ở khu vực hậu môn. Để tận dụng hiệu quả tối đa, người bệnh nên bôi thuốc sau khi đã vệ sinh sạch sẽ hậu môn hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem bôi khác có thành phần ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen để giảm triệu chứng khó chịu do búi trĩ gây ra.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng kem bôi trĩ

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng kem bôi trĩ

Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ đưa ra. Điều này là để hạn chế tình trạng sử dụng thuốc sai cách hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị trĩ.

Cách làm co búi trĩ ngoại bằng phương pháp hiện đại

+ Thực hiện thủ thuật: Đối với những trường hợp búi trĩ ngoại ở giai đoạn đầu, khi mà búi trĩ vẫn còn khá nhỏ thì có thể áp dụng các thủ thuật để làm co, thu nhỏ và tiêu biến dần búi trĩ. Các phương pháp này bao gồm thắt vòng cao su, tiêm xơ búi trĩ và quang đông hồng ngoại.

+ Thực hiện phẫu thuật: Trong trường hợp búi trĩ ngoại đã phát triển ở mức nghiêm trọng, lồi hẳn ra ngoài hậu môn (ở giai đoạn 3 và 4), việc điều trị có thể cần đến các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa như HCPT, PPH, LONGO, Milligan Morgan,… để loại bỏ búi trĩ và giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng liên quan.

Một số lưu ý khi áp dụng cách làm co búi trĩ

✜ Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ phương pháp làm co búi trĩ nào, người bệnh cũng nên trao đổi và với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ gặp phải tác phụ có thể gây ảnh hưởng đến búi trĩ.

✜ Cần hiểu rõ quy trình điều trị, bất kể áp dụng cách làm co búi trĩ ngoại nào cũng cần theo dõi và đánh giá kết quả. Nếu xuất hiện vấn đề bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và điều chỉnh liệu pháp điều trị.

✜ Nếu tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào xuất hiện, người bệnh nên thăm khám ngay tại trung tâm y tế có chuyên môn như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để đảm bảo được điều trị kịp thời và giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến “11 Cách làm co búi trĩ ngoại nhanh chóng, an toàn và hiệu quả” được các bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Trường Hải cung cấp chia sẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan nào khác, bạn có thể liên lạc ngay lập tức với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt lịch hẹn cho bạn trong thời gian sớm nhất.