Mục Lục
- 1 Tại sao búi trĩ trở nên sưng to và đau rát?
- 2 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và đơn giản
- 2.1 Áp dụng chườm lạnh
- 2.2 Giảm bớt áp lực lên búi trĩ
- 2.3 Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm
- 2.4 Đi vệ sinh khi có nhu cầu
- 2.5 Không rặn mạnh khi đại tiện
- 2.6 Sử dụng khăn mềm
- 2.7 Đẩy búi trĩ vào vị trí đúng
- 2.8 Chăm sóc vệ sinh vùng hậu môn
- 2.9 Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn
- 2.10 Sử dụng thuốc giảm sưng đau búi trĩ
- 3 Cách phòng tránh sa búi trĩ sưng đau ở hậu môn
Bệnh trĩ gây nên nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như chảy máu, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau rát vùng hậu môn khi đại tiện. Tình trạng này khiến người bệnh lo lắng và gặp trở ngại khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hiểu được vấn đề này, phòng khám chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc 10 cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và đơn giản, hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao búi trĩ trở nên sưng to và đau rát?
Sưng to và đau rát ở búi trĩ là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ – một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là những người phải ngồi hoặc đứng lâu, có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bị táo bón hoặ tiêu chảy, người cao tuổi suy yếu chức năng đường ruột,…. Búi trĩ là các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến sự giãn nở và sưng to quá mức.
Hệ thống tĩnh mạch và cơ thắt hậu môn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết quá trình đào thải phân của hậu môn. Khi áp lực lên khu vực này tăng lên, các tĩnh mạch có thể bị căng ra, sưng phồng và bị tắc nghẽn. Khi bị tắc nghẽn, búi trĩ có thể kẹt lại ở cơ vòng hoặc trong niêm mạc hậu môn, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu như sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy và chảy máu hậu môn.
Bệnh trĩ thường được phân thành hai loại, gồm trĩ nội (các búi trĩ nằm ở phần trong hậu môn, phía trên đường lược, khó nhận biết) và trĩ ngoại (các búi trĩ nằm ở phần rìa hậu môn, phía dưới đường lược, gây nhiều triệu chứng nên dễ phát hiện hơn). Đối với tình trạng búi trĩ bị sưng to và đau rát, yếu tố kích thích là do:
– Các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng và sưng to quá mức, cơ vòng hậu môn tắc nghẽn dẫn đến việc máu dồn vào búi trĩ, gây sưng to và có thể làm cho búi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn dẫn đến đau đớn và chảy máu nghiêm trọng.
– Sự phát triển nhanh chóng của búi trĩ có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, khiến quá trình đại tiện tống đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn, nhất là khi người bệnh gặp tình trạng táo bón.
– Búi trĩ bị đẩy ra ngoài sau khi đi đại tiện có thể bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các loại vi khuẩn trong phân, làm cho búi trĩ sưng to và gây đau rát nhiều hơn. Ngoài ra, búi trĩ bị đẩy ra ngoài cũng dễ gây nghẹt ở ống hậu môn, dẫn đến tình trạng sưng to và đau đớn hơn do sự cản trở trong quá trình lưu thông máu.
10 Cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và đơn giản
Áp dụng chườm lạnh
Việc chườm lạnh sẽ giúp các mạch máu trong búi trĩ co lại, giảm lưu lượng máu và áp lực, từ đó giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Chườm lạnh cũng có tác dụng giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ.
Thực hiện: Chuẩn bị túi chườm để bỏ đá (hoặc túi gel lạnh), khăn tắm sạch và vài viên đá lạnh. Cho đá vào túi chườm, nằm sấp hoặc nằm ngửa (có thể nâng cao chân lên để giảm áp lực lên hậu môn). Đặt túi chườm lạnh lên khu vực hậu môn bị sưng đau trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện phương pháp này từ 3-4 lần/ngày cho đến khi tình trạng sưng đau giảm bớt.
Lưu ý: Tránh chườm lạnh quá lâu hoặc để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da/niêm mạc hậu môn bởi nó có thể làm tăng thêm tổn thương và gây bỏng lạnh. Trước và sau khi chườm lạnh cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy chườm lạnh là biện pháp hỗ trợ giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng nhưng nó không thể điều trị hoàn toàn bệnh trĩ. Do đó, người bệnh cần kết hợp chườm lạnh với các phương pháp khác để việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.
Giảm bớt áp lực lên búi trĩ
Để cải thiện tình trạng sưng đau khó chịu ở búi trĩ, người bệnh có thể giảm bớt áp lực tác động lên khu vực này, bởi áp lực kéo dài có thể làm tăng sự giãn nở, sưng phồng, viêm nhiễm và kéo theo các triệu chứng khó chịu liên quan. Giảm áp lực lên búi trĩ có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy, làm giảm cơn đau và hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Người bệnh có thể sử dụng các loại đệm mềm hình tròn hoặc bán nguyệt, có lỗ ở giữa để tạo không gian thông thoáng cho búi trĩ. Khi ngồi trên các đệm này, áp lực của cơ thể được phân bố đều xung quanh lỗ, giúp giảm căng thẳng và áp lực lên búi trĩ.
Biện pháp này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng tấy và viêm nhiễm ở hậu môn, đồng thời hạn chế triệu chứng sưng đau và ngứa rát. Sử dụng đệm mềm hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác cũng ngăn ngừa sự hình thành hoặc phát triển của búi trĩ bằng cách giảm nguy cơ táo bón hoặc đầy hơi, chướng bụng do ngồi sai tư thế khi làm việc.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ngồi quá lâu trên đệm mềm vì có thể gây tắc nghẽn máu và làm tăng áp lực lên búi trĩ. Người bệnh nên thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng dậy vận động nhẹ ít nhất 10 phút sau mỗi giờ ngồi.
Ngoài ra, không nên dùng đệm mềm quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước của búi trĩ. Nếu đệm mềm quá to, nó sẽ chèn ép lên khu vực xung quanh búi trĩ và làm tăng thêm các triệu chứng. Nếu đệm mềm quá nhỏ, nó sẽ không mang lại hiệu quả trong việc giảm áp lực lên búi trĩ.
Việc sử dụng đệm mềm là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm đau ở búi trĩ, tuy nhiên người bệnh nên kết hợp nó với các biện pháp khác như ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, vận động thường xuyên và điều trị y tế để chấm dứt hoàn toàn bệnh trĩ.
Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm
Người bệnh cũng có thể ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm sưng đau búi trĩ và các triệu chứng liên quan khác. Khi ngâm hậu môn trong nước ấm, nhiệt độ nước giúp làm giãn các mạch máu xung quanh khu vực sưng đau, từ đó tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất đến khu vực tổn thương, giúp giảm sưng búi trĩ.
Việc ngâm hậu môn trong nước ấm còn đem lại cảm giác thư giãn tinh thần và giảm áp lực căng tức trong hậu môn. Nước ấm có tác dụng làm sạch và khử trùng khu vực viêm nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các tác động tiêu cực khác khi búi trĩ bị viêm.
Thực hiện: Đun sôi nước (đủ để ngâm hậu môn), sau đó đổ nước ra chậu có thể ngồi, chờ nước nguội bớt chỉ còn ấm, không quá nóng để tránh gây tổn thương khu vực búi trĩ. Ngồi vào trong chậu nước ấm, để vùng hậu môn và búi trĩ ngâm hoàn toàn trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút. Người bệnh có thể thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần/ngày tùy theo mức độ sưng đau của búi trĩ, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu hoặc dùng nước quá nóng vì có thể gây phản tác dụng khiến búi trĩ tổn thương nặng hơn.
Đi vệ sinh khi có nhu cầu
Để tránh tình trạng táo bón do phân bị lưu giữ quá lâu trong ruột, người bệnh nên thực hiện thói quen đi đại tiện ngay khi cảm thấy có nhu cầu. Việc này giúp duy trì độ ẩm trong phân, hỗ trợ quá trình nhuận tràng diễn ra thuận lợi và giảm nguy cơ bị táo bón.
Phân tích tụ quá lâu trong ruột có thể làm tăng sinh vi khuẩn gây hại, từ đó dẫn đến viêm nhiễm đường tiêu hóa. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách đi đại tiện thường xuyên, đúng lúc để loại bỏ chất thải và giảm nguy cơ viêm nhiễm ở khu vực hậu môn trực tràng.
Việc giữ phân quá lâu trong trực tràng có thể gây áp lực lên thành trực tràng và các mạch máu ở khu vực hậu môn, dẫn đến tình trạng sưng đau, nghẽn tắc máu và tăng nguy cơ hình thành búi trĩ. Do đó, việc đi đại tiện đúng cách và kịp thời là rất quan trọng, bởi nhịn vệ sinh quá lâu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và làm cho búi trĩ bị viêm sưng nghiêm trọng hơn.
Không rặn mạnh khi đại tiện
Việc rặn mạnh khi đi đại tiện có thể tạo ra áp lực mạnh lên các mạch máu trong khu vực trực tràng hậu môn, từ đó gây biến dạng, căng phồng và hình thành búi trĩ hoặc làm tăng thêm tình trạng sưng đau khó chịu của búi trĩ hiện tại.
Ngoài ra, rặn mạnh khi đại tiện không chỉ ảnh hưởng đến búi trĩ mà còn có thể gây ra các vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Áp lực mạnh và căng tức ở khu vực hậu môn có thể gây nứt nẻ niêm mạc hậu môn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô mềm khác trong khu vực hậu môn – trực tràng.
Để giảm áp lực và làm cho quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn, người bệnh có thể áp dụng tư thế ngồi xổm với đầu gối cao, hơi nghiêng về phía trước hoặc đặt chân lên ghế nhỏ để tạo ra một góc nhọn với ruột. Điều này giúp phân thoát ra ngoài dễ dàng và tránh gây căng tức quá mức lên vùng trực tràng – hậu môn.
Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ vào thực đơn, uống đủ nước và sử dụng thuốc nhuận tràng cũng là các biện pháp hữu ích để giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
Sử dụng khăn mềm
Đối với những người mắc bệnh trĩ, khu vực hậu môn thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, việc lau chùi búi trĩ và khu vực hậu môn bằng khăn cứng hoặc khi cọ xát mạnh có thể tăng nguy cơ gây đau nhức, kích thích, viêm nhiễm và các tác động tiêu cực khác đến búi trĩ bị tổn thương.
Người bệnh nên sử dụng khăn mềm không cồn, không chứa chất gây kích ứng và hương liệu để lau nhẹ khu vực hậu môn sau khi đại tiện. Cần hạn chế việc chà xát quá mạnh lên búi trĩ và vùng hậu môn khi lau rửa hoặc khi cảm thấy ngứa.
Sau khi đi đại tiện, người bệnh cũng có thể ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm và lau sạch bằng khăn mềm không cồn. Điều này giúp giảm sưng đau khó chịu ở khu vực hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường tuần hoàn máu ở búi trĩ.
Đẩy búi trĩ vào vị trí đúng
Để giảm tình trạng sưng đỏ và đau rát ở búi trĩ, người bệnh có thể đẩy búi trĩ vào vị trí ban đầu. Tuy nhiên, cần hạn chế nguy cơ viêm nhiễm bằng cách thực hiện theo đúng hướng dẫn sau. Trước tiên cần ngâm rửa khu vực hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Tiếp theo, rửa sạch tay và thoa gel bôi trơn dịu nhẹ để tránh gây kích ứng, sau đó sử dụng ngón tay (đã cắt gọn móng tay tránh tổn thương đến búi trĩ hoặc bọc khăn vải quanh ngón tay) nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong hậu môn.
Khi đẩy búi trĩ vào hậu môn, nếu búi trĩ sưng to thì sử dụng ngón tay để đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào dần trong hậu môn, không ấn quá mạnh và đột ngột. Điều này giúp tránh tình trạng tắc mạch gây ra đau nhức ở búi trĩ.
Sau khi đẩy búi trĩ vào trong, từ từ rút ngón tay ra và giữ bịt chặt lỗ hậu môn trong vài phút, di chuyển vận động nhẹ nhàng để tránh búi trĩ bị sa ra ngoài lần nữa. Lưu ý, việc đẩy búi trĩ vào sớm khi nó còn nhỏ, chưa sưng đau và viêm nhiễm là rất cần thiết.
Chăm sóc vệ sinh vùng hậu môn
Chăm sóc vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đúng cách có thể ngăn ngừa tình trạng lở loét và viêm nhiễm, đồng thời cải thiện các triệu chứng sưng đau khó chịu do búi trĩ gây ra. Người bệnh nên rửa hậu môn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ (không chứa hương liệu hoặc hóa chất có thể gây kích ứng). Sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm sạch.
Sau khi đại tiện hoặc vệ sinh thì nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không chứa chất gây kích ứng để lau chùi nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương búi trĩ khi cọ xát mạnh, thường xuyên thay đồ lót sạch sẽ.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại kem chống viêm và làm dịu da chứa thành phần aloe vera, camomile hoặc lô hội. Những loại kem này có tác dụng làm dịu và giảm triệu chứng sưng đau ngứa rát ở vùng hậu môn rất hiệu quả.
Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn
Theo các chuyên gia y tế khuyến nghị, mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người chỉ tiêu thụ khoảng 15 gram chất xơ mỗi ngày, thậm chí thấp hơn nhiều so với lượng cần thiết cho cơ thể, điều này gây tăng nguy cơ táo bón và làm cho búi trĩ sưng to và đau nhức hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ quá trình nhuận tràng và kiểm soát đường huyết. Chất xơ giúp kích thích hoạt động ruột, tăng cường sự trao đổi chất và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể.
Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh có thể bổ sung bao gồm rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hạt…
Sử dụng thuốc giảm sưng đau búi trĩ
Để giảm sưng đau và ngứa rát ở hậu môn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi chứa corticosteroid, lidocaine hoặc benzocaine. Nên sử dụng thuốc lên vùng búi trĩ bị sưng đau sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, nhưng phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, thuốc uống và kem bôi chứa ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen cũng là cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả, có thể cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa rát và đau nhức ở hậu môn.
Cách phòng tránh sa búi trĩ sưng đau ở hậu môn
✜ Tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ: Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Chất xơ giúp làm mềm phân và nhuận tràng dễ dang hơn, từ đó giảm nguy cơ táo bón và áp lực trong hậu môn khi đi đại tiện.
✜ Uống đủ nước: Bảo đảm uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm trong cơ thể. Điều này giúp làm mềm phân và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, giảm nguy cơ táo bón và kích ứng búi trĩ.
✜ Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện: Tránh rặn mạnh hoặc nín nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện để giảm nguy cơ táo bón và tránh kích thích búi trĩ sưng đau hơn.
✜ Hạn chế thời gian ngồi hoặc đứng quá lâu: Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài có thể tạo áp lực lên khu vực hậu môn và trực tràng, gây sưng phồng và tăng nguy cơ xuất hiện búi trĩ. Hãy tăng cường hoạt động thể chất và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên để giảm áp lực lên khu vực này.
Nếu bệnh trĩ trở nặng và gây nên những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên sớm đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chẳng hạn như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để nhận được sự điều trị hiệu quả từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hy vọng rằng bài viết “10 Cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và đơn giản” của chúng tôi ở trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc theo dõi. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ ngay đến số: Hotline: 0961 300 273 hoặc nhắn tin trực tiếp vào khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế trực ban tại phòng khám sẽ nhanh chóng giải đáp và sắp xếp lịch điều trị cho bạn trong thời gian sớm nhất.