Mục Lục
Bệnh trĩ không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức, ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu ở khu vực hậu môn, nếu không không sớm chữa trị, nó có thể trở nặng và gây ra tình trạng chảy máu, viêm loét nghiêm trọng. Điều này khiến nhiều người lo lắng và đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh lý này. Sau đây, bài viết sẽ giải đáp câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm “Người bị trĩ có nên chạy bộ không?”, hãy cùng theo dõi nhé!
Giải đáp: Người bị trĩ có nên chạy bộ không?
Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở các đối tượng trẻ tuổi. Khi các mạch máu trong khu vực hậu môn trực tràng bị chèn ép quá mức dẫn đến biến dạng, phình to, làm tắc nghẽn lưu thông máu và hình thành nên búi trĩ. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, nóng buốt, ngứa ngáy, chảy máu và sưng đỏ tại vùng hậu môn.
Nếu không được điều trị trong giai đoạn sớm, bệnh trĩ sẽ phát triển nặng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm tình trạng sa búi trĩ, viêm nhiễm và lở loét,… Không chỉ gây sưng đau, ngứa rát mà còn tiết dịch hôi thối khó chịu và gây xuất huyết ở hậu môn ngay cả khi người bệnh chỉ vận động nhẹ. Việc này về lâu dài gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chạy bộ là một hoạt động thể dục phổ biến, có thể thực hiện dễ dàng ở nhiều địa điểm như công viên, đường phố hoặc trên máy chạy bộ. Môn thể thao vận động này đòi hỏi việc sử dụng hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể, bao gồm cơ chân, cơ bụng, cơ lưng và cơ tay. Chạy bộ không chỉ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ giảm cân mà còn nâng cao sức bền và độ linh hoạt của cơ thể.
Do đó, câu hỏi “Người bị trĩ có nên chạy bộ không?” được các chuyên gia giải đáp rằng việc này cần dựa vào mức độ búi trĩ và triệu chứng cụ thể của người bệnh. Trong một số trường hợp, hoạt động chạy bộ không gây ảnh hưởng đến bệnh trĩ mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị và ngăn chặn búi trĩ trở nặng hơn.
Điều này là bởi chạy bộ có thể cải thiện tuần hoàn máu ở khu vực hậu môn trực tràng, kích thích lưu thông máu, giảm nguy cơ táo bón và áp lực chèn ép, đồng thời tăng cường cơ thắt vùng hậu môn, từ đó giảm triệu chứng sưng đau khó chịu và dần thu nhỏ búi trĩ. Ngoài ra, hoạt động này giúp giảm bớt căng thẳng và các vấn đề liên quan đến tâm lý, từ đó hạn chế bệnh trĩ tái phát hoặc tiến triển trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, đối với những người có triệu chứng bệnh trĩ ở mức độ nghiêm trọng hoặc cảm thấy đau đớn khi chạy bộ, các chuyên gia khuyến cáo nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh cụ thể và hướng dẫn thực hiện phương pháp điều trị phù hợp hơn. Đôi khi, các hoạt động khác như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc yoga,.. tạo ra ít áp lực ở khu vực hậu môn có thể là lựa chọn tốt hơn để cải thiện và kiểm soát bệnh trĩ.
Lợi ích của chạy bộ đối với người bị trĩ
+ Cải thiện lưu thông máu: Chạy bộ kích thích hoạt động lưu thông máu ở toàn bộ cơ thể, bao gồm cả khu vực trực tràng hậu môn. Điều này giúp giảm nguy cơ gây thêm áp lực chèn ép lên thành mạch và hạn chế tình trạng chảy máu trong các búi trĩ.
+ Hỗ trợ giảm táo bón: Hoạt động chạy bộ và các bài tập vận động cơ bản có thể tăng cường nhu động của ruột, giúp quá trình nhuận tràng diễn ra trơn tru hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón – một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trĩ hoặc làm triệu chứng bệnh trở nặng hơn.
+ Duy trì cân nặng ổn định: Chạy bộ là sự vận động lý tưởng để đốt cháy lượng calo dư thừa và duy trì cân nặng ổn định. Thực hiện giảm cân một cách khoa học hoặc kiểm soát cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, cải thiện triệu chứng bệnh và thu nhỏ dần búi trĩ.
+ Tăng cường cơ bắp và sức khỏe tổng thể: Chạy bộ là hoạt động cần vận dụng thể lực toàn diện, nếu thường xuyên luyện tập sẽ giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khỏe tổng thể hiệu quả. Điều này có thể giảm áp lực chèn ép lên các mạch máu hậu môn và tăng cường hệ miễn dịch chống lại nguy cơ viêm nhiễm, lở loét do búi trĩ sưng to gây ra.
+ Giảm căng thẳng: Hoạt động chạy bộ mang lại năng lượng tích cực cải thiện tâm lý và ổn định tinh thần, từ đó giảm bớt căng thẳng, cảm xúc tiêu cực và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này giúp nhiều người giảm được nguy cơ mắc bệnh hoặc hạn chế tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Một số lưu ý khi chạy bộ cho người bệnh trĩ
– Lựa chọn giày phù hợp: Người bệnh cần lựa chọn một đôi giày chạy bộ thoải mái, hỗ trợ đúng cách và phù hợp với cấu trúc bàn chân của bản thân. Điều này giúp giảm áp lực lên chân và cơ bắp, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương và tác động không tốt lên khu vực búi trĩ.
– Điều chỉnh mức độ và thời gian chạy: Nếu người bệnh mới bắt đầu chạy bộ, nên bắt đầu thực hiện với mốc thời gian và khoảng cách ngắn. Sau đó dần dần tăng cường mức độ cũng như khoảng cách chạy theo thể lực và sức chịu đựng của bản thân. Điều này giúp cơ thể dần thích nghi và tránh chèn ép quá mức lên khu vực búi trĩ.
– Hạn chế gây áp lực chèn ép: Người bệnh nên chạy bộ trên đường phẳng hoặc máy chạy bộ để giảm bớt áp lực lên chân và cơ bắp, từ đó giảm đi áp lực chèn ép lên khu vực hậu môn và búi trĩ.
– Kiểm soát hơi thở và kỹ thuật chạy: Sử dụng kỹ thuật chạy đúng cách để tránh tạo áp lực và chấn thương lên khu vực hậu môn trực tràng. Tập trung vào việc giữ cho hơi thở đều đặn và đảm bảo cơ thể được thư giãn thoải mái khi chạy bộ.
– Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Ngoài chạy bộ, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và xây dựng được chế độ ăn uống cân đối. Việc tiêu thụ đủ chất xơ từ rau, trái cây, ngũ cốc… cũng như giữ nhịp sinh hoạt lành mạnh sẽ giảm được tình trạng táo bón và căng thẳng, đây chính là các yếu tố có thể làm gia tăng triệu chứng bệnh trĩ.
Để được tư vấn về các biện pháp phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả khi mắc bệnh trĩ, người bệnh nên thăm khám ngay tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải – nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa về bệnh lý hậu môn trực tràng. Điều này nhằm mang lại đánh giá tình trạng sức khỏe để từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Người bị trĩ có nên chạy bộ không?” được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám khu vực Hải Dương giải đáp và chia sẻ đầy đủ. Nếu còn vấn đề sức khỏe nào khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ hơn, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại trực tiếp Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn kiểm tra sức khỏe sớm nhất cho bạn (nếu như cần thiết).