Tuy tình trạng sùi mào gà ở mũi không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, nhưng nó có thể khiến người bệnh mất tự tin và mặc cảm khi đối diện với những người xung quanh. Trong bài viết này, các bác sĩ tại Đa khoa Trường Hải sẽ cung cấp những thông tin, hình ảnh, các phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh lý trên một cách hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các đặc trưng khi mắc sùi mào gà ở mũi

– U nhú bất thường ở mũi: Khi sùi mào gà lây nhiễm ở khu vực vùng mũi, người bệnh sẽ xuất hiện các đốm mụn sùi hoặc u nhú nhỏ nổi lên trên bề mặt da và niêm mạc mô mũi với nhiều hình dạng khác nhau, đa phần sẽ có bề mặt nổi lên cao, tạo thành cụm giống như mào gà hoặc bông súp lơ.

– Kích thước và vị trí mụn sùi: Sùi mào gà xuất hiện ở mũi thường có sự khác biệt so với sùi mào gà ở các khu vực khác trên cơ thể. Chúng có hình dáng giống như các sợi thẳng đứng, chiều dài khoảng 1-2mm, thường xuất hiện ở vị trí như cánh mũi, sống mũi, thậm chí bên trong lỗ mũi,… Tình trạng này có thể gây ra cảm giác tự ti và xấu hổ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đặc trưng khi bị sùi mào gà ở mũi

Đặc trưng khi bị sùi mào gà ở mũi

– Màu sắc và mức độ tác động khác nhau: Sùi mào gà ở mũi có thể mang màu sắc như da tự nhiên, màu hồng nhạt hoặc màu trắng xám (tùy thuộc vào sự phát triển và loại virus HPV gây bệnh). Trong giai đoạn đầu, sùi mào gà thường không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng khi mụn phát triển lớn hơn và bị tổn thương hoặc bị cọ xát liên tục, chúng sẽ làm chảy máu và viêm nhiễm nghiêm trọng.

– Xuất hiện ở khu vực nhạy cảm: Sùi mào gà thường xuất hiện chủ yếu ở các khu vực da nhạy cảm, đặc biệt là các khu vực liên quan đến hoạt động tình dục, chẳng hạn như bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,… Tuy nhiên, có một số trường hợp nơi nó có thể lan sang các khu vực niêm mạc mô mềm khác như mắt, mũi, tay chân, đùi,…

Triệu chứng thường gặp khi bị sùi mào gà ở mũi

Sùi mào gà xuất hiện trên mũi thường không gây ra cảm giác đau đớn hoặc khó chịu, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Người bệnh thường có thể nhận biết sùi mào gà ở mũi dễ dàng khi quan sát thấy các triệu chứng bất thường như sau:

– Mụn sùi có hình dạng bất thường: Sùi mào gà khu vực mũi thường có hình dạng khác với các khu vực khác, mụn sùi giống như các sợi thẳng đứng với phần đỉnh nhọn, mọc xen kẽ nhau giống như một bó lông dựng thẳng.

– Ngứa ngáy và đau nhức: Vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn sùi mào gà có thể gây ngứa ngáy và cảm giác đau nhức khi tiếp xúc hoặc va chạm nhẹ. Khi mụn sùi mào gà đạt kích thước lớn hơn bị tổn thương và vỡ, nó sẽ làm chảy máu và dịch mủ có mùi hôi tanh khó chịu.

Một số hình ảnh trực quan về sùi mào gà ở mũi

Hình ảnh sùi mào gà ở mũi

Hình ảnh sùi mào gà ở mũi

Hình ảnh sùi mào gà ở lỗ mũi

Hình ảnh sùi mào gà ở lỗ mũi

Hình ảnh sùi mào gà mũi

Hình ảnh sùi mào gà mũi

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở mũi

Hiện nay, có rất nhiều biến thể của virus HPV có thể gây ra bệnh sùi mào gà, tuy vậy, sùi mào gà ở mũi thường liên quan đến các chủng virus HPV type 1, 2, 4, 27 và 29.

Sùi mào gà ở mũi xảy ra khi có tiếp xúc da kề da, với dịch tiết với người mang mầm bệnh trong sinh hoạt hàng ngày hoặc quan hệ tình dục. Một số trường hợp lây nhiễm bệnh có thể xuất phát do tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh sùi mào gà ở vùng miệng hoặc họng (ho, hắt hơi).

Ngoài ra, virus HPV gây sùi mào gà ở mũi cũng có thể lây truyền thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân hàng ngày như khăn lau mặt, bàn chải, đồ trang điểm,… xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mô mềm ở vùng mũi.

Khi bị nhiễm sùi mào gà, người bệnh vẫn có thể bị lây nhiễm các chủng HPV gây sùi mào gà khác nếu có tiếp xúc với da hoặc niêm mạc của người khác, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo. Nguy cơ lây nhiễm càng tăng nếu người tiếp xúc có vết thương hở, tình trạng miễn dịch suy yếu, có tiền sử các bệnh lý (suy gan, suy thận, HIV/AIDS…).

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở mũi

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở mũi

Cách điều trị và phòng tránh sùi mào gà ở mũi

Cách điều trị

Để điều trị, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật ngoại khoa tùy thuộc vào tình trạng của vết thương, kích thước và vị trí của các nốt sùi, phản ứng của từng cá nhân.

– Sử dụng thuốc

  • Interferon alpha-2b: Thuốc tiêm giúp ức chế quá trình nhân lên và phát triển của virus HPV, từ đó ngăn chặn sự sùi mào gà tiến triển nghiêm trọng hơn. Điều này giúp kiểm soát việc hình thành sùi mới trong khu vực mũi và giảm kích thước của các sùi mào gà hiện tại.
  • Cidofovir: Thuốc có khả năng cách ức chế quá trình tổng hợp DNA của virus, giúp ức chế quá trình tự nhân lên và tấn công của virus HPV, từ đó ngăn chặn sự xuất hiện của sùi mào gà ở vùng mũi.
  • Imiquimod: Thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ, được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm như đỏ da, kích ứng và ngứa rát.
  • Podofilox và Podophyllin: Đây là các loại thuốc có thể phá hủy mô nhiễm của sùi mào gà. Tuy nhiên, Podofilox không phù hợp cho phụ nữ mang thai và sau sinh.

– Can thiệp ngoại khoa

  • Đốt điện: Phương pháp sử dụng dao điện để loại bỏ các mụn sùi mào gà, tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chảy máu, nhiễm trùng và nguy cơ tái phát mụn sùi mào gà.
  • Áp lạnh: Phương pháp sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh các mụn sùi, tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể tái phát mụn sùi nếu không sử dụng thêm thuốc ngừa đều đặn.
  • Đốt laser: Phương pháp sử dụng tia laser có tần số cao để loại bỏ các mụn sùi mào gà ở vùng mũi hoặc khu vực lân cận, thường kết hợp với thuốc để cải thiện kết quả chữa trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp mụn sùi mào gà ở mũi có kích thước quá lớn hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng như cản trở quá trình hô hấp, gây viêm nhiễm hoặc chảy máu nghiêm trọng, các biện pháp phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn các mụn sùi.
  • PDT (Photodynamic Therapy): Phương pháp này kết hợp sử dụng thuốc với ánh sáng đặc biệt để loại bỏ toàn bộ các nốt mụn sùi ở vùng mũi, tiêu diệt virus HPV, tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự phát triển của các tác nhân gây hại khác.

Cách phòng tránh

Tiêm phòng vắc-xin HPV: Việc tiêm phòng vắc xin HPV là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh sùi mào gà, có thể áp dụng cho cả nam và nữ và không phụ thuộc vào việc đã có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, vắc-xin cũng chỉ có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số chủng HPV (không phải tất cả), do đó, mọi người vẫn nên thực hiện biện pháp phòng tránh an toàn khác sau khi tiêm vắc-xin.

Thực hiện thăm khám định kỳ: Việc thăm khám định kỳ thường xuyên, nhất là khi đã quan hệ tình dục có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV và các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục khác. Trong trường hợp phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ có thể đưa ra phác đồ điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Hạn chế quan hệ tình dục thiếu lành mạnh: Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở mũi và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm khác. Trong đó, sử dụng bao cao su là một biện pháp hiệu quả, tuy nhiên nó không thể đảm bảo 100% phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, vì mụn sùi vẫn có thể xuất hiện ở các khu vực tiếp xúc gần khác như mũi, mắt, miệng, họng…

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Sùi mào gà ở mũi: Hình ảnh, điều trị và phòng tránh” được các bác sĩ sức khỏe tình dục tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần sự hỗ trợ y tế, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại của phòng khám Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ tư vấn trực tiếp và đặt lịch hẹn điều trị cho bạn ngay nếu cần.