Bệnh trĩ thường gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn khởi mới, khi bệnh trĩ còn nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được những tác động trên. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ giúp nhận biết sớm, hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh trĩ nhẹ là gì?

Bệnh trĩ nhẹ được định nghĩa là tình trạng bệnh trĩ ở giai đoạn đầu (cấp độ 1), khi các mạch máu xung quanh hậu môn trực tràng bị áp lực chèn ép liên tục làm búi trĩ xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau nhức, ngứa rát, chảy máu hoặc sưng đỏ vùng hậu môn.

Các yếu tố kích thích bệnh trĩ hình thành bao gồm:

– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Nếu người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh hoặc tiêu chảy khi đại tiện, áp lực bên trong các mạch máu ở hậu môn sẽ tăng lên dẫn đến biến dạng sưng phồng.

– Phụ nữ mang thai và sau sinh: Sự gia tăng hormone progesterone trong giai đoạn thai kỳ có thể làm giảm độ co bóp của các tĩnh mạch, kèm theo sự tăng cân và áp lực từ thai nhi lên vùng hậu môn sẽ gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ khi mang thai. Bên cạnh đó, việc phải rặn mạnh khi sinh con cũng làm tăng áp lực lên các mạch máu ở hậu môn và dễ hình thành nên các búi trĩ.

Bệnh trĩ nhẹ là gì?

Bệnh trĩ nhẹ là gì?

– Quá trình lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, các mạch máu ở hậu môn trực tràng trở nên suy yếu và dễ bị giãn nở. Đồng thời, chức năng ở hệ tiêu hóa cũng suy giảm mạnh, khiến phân bị mất nước, trở nên khô cứng gây nhiều khó khăn khi thoát ra ngoài hậu môn.

– Yếu tố di truyền: Một số người có cấu trúc đường tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị giãn nở sưng phình hơn so với người bình thường do yếu tố di truyền, điều này cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

– Thói quen sinh hoạt và ăn uống: Một số thói quen không tốt như ngồi hoặc đứng quá lâu, ăn ít chất xơ, uống thiếu nước, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, căng thẳng, lo lắng,… cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nhẹ thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng cách tự thay đổi chế độ chăm sóc tại nhà, tăng cường việc uống nước, cải thiện chế độ ăn thêm nhiều chất xơ, ngâm hậu môn trong nước ấm và dùng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh trĩ vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần phải trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh trĩ hiếm khi đe dọa tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể khiến búi trĩ bị phình to hơn, từ đó gây ra nhiều biến chứng bất tiện ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Chảy máu khi đại tiện: Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ nhẹ. Người bệnh có thể thấy máu tươi hoặc máu dính trên giấy vệ sinh sau khi lau chùi. Số lượng máu thường không nhiều, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên sớm thăm khám với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác ngoài bệnh trĩ như polyp, ung thư hoặc viêm loét đại tràng.

Ngứa hoặc kích ứng vùng hậu môn: Bệnh trĩ nhẹ có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát và kích ứng vùng hậu môn sau khi đi tiêu hoặc ngồi lâu do sự căng tức, sưng phồng, viêm nhiễm ở các tĩnh mạch. Triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hoặc kích ứng kéo dài có thể khiến người bệnh khó chịu, không thể tập trung, nếu cọ xát hoặc gãi quá mức còn có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở hậu môn.

Xuất hiện khối u sưng ở hậu môn: Người bệnh cũng có thể nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ khi thấy có khối u sưng nhỏ ở hậu môn do tình trạng biến dạng và sưng phồng của các tĩnh mạch bên trong, đặc biệt là khi chạm vào hoặc ngồi. Một số trường hợp còn xuất hiện khối u màu xanh tím sẫm hoặc đỏ nổi lên từ hậu môn.

Bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ nhẹ có thể tự khỏi nếu người bệnh tuân thủ điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ mà không được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, người bệnh cần theo dõi tình trạng và dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ và thăm khám bác sĩ chuyên khoa đúng lịch trình để hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ

Bổ sung chất xơ

Chất xơ có khả năng làm mềm phân, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, từ đó giảm nguy cơ táo bón. Điều này giúp giảm áp lực lên các mạch máu trĩ, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi thương do búi trĩ gây ra. Chất xơ có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu và sản phẩm từ lúa mì nguyên cám.

Để tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, người bệnh nên tiêu thụ ít nhất 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Có thể bắt đầu bằng việc thêm một ít rau xanh vào bữa sáng, ăn một quả táo hoặc chuối trong bữa ăn nhẹ hoặc cũng có thể ăn một bát ngũ cốc nguyên hạt vào bữa tối.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống đủ lượng nước cần thiết để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp quá trình tiêu hóa trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây ra táo bón và kích thích hậu môn như bánh mì trắng, khoai tây, sô cô la, phô mai, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm chứa nhiều muối, đường và gia vị.

Chữa bệnh trĩ nhẹ bằng cách bổ sung chất xơ

Chữa bệnh trĩ nhẹ bằng cách bổ sung chất xơ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tránh ngồi lâu hoặc gắng sức rặn mạnh khi đi vệ sinh, nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nên đọc báo hoặc sử dụng điện thoại trong lúc đại tiện. Sau khi đi vệ sinh, nên rửa hậu môn bằng nước ấm hoặc sử dụng giấy ướt không chứa chất tẩy hoặc hương thơm mạnh.

Chọn quần áo rộng rãi, thoáng khí tốt để giảm ma sát và kích ứng vùng hậu môn. Lựa chọn quần áo làm từ vải cotton hoặc tự nhiên, tránh những loại vải nhân tạo như nilon có thể gây bí bách và nhiễm trùng hậu môn.

Thực hiện các bài tập thể dục cải thiện tuần hoàn máu, giúp giảm áp lực lên các mạch máu vùng hậu môn, tăng cường cơ bụng và giảm cân. Tuy nhiên, tránh các hoạt động thể thao ảnh hưởng đến vùng hậu môn như chạy bộ, đạp xe, leo núi hoặc các môn thể thao va chạm. Đồng thời, tránh nâng vật nặng hoặc làm việc quá sức vì có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh trĩ.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc bôi chứa corticosteroid, lidocaine hoặc benzocaine có thể giúp giảm đau và ngứa rát ở hậu môn. Người bệnh nên sử dụng thuốc bôi lên búi trĩ sưng đau sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc uống và kem bôi chứa ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen cũng có thể giảm viêm nhiễm, ngứa rát và đau nhức ở vùng hậu môn.

Bệnh trĩ nhẹ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra khó chịu và ảnh cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp và thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe tốt hơn chữa bệnh trĩ nhẹ hiệu quả và nhanh chóng ngay tại nhà.

Lưu ý: Nếu dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ không cải thiện sau một tuần hoặc trở nên nặng hơn (búi trĩ sưng to, chảy dịch mủ hoặc máu, sốt cao,…) thì người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết “Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và phương pháp điều trị hiệu quả” của chúng tôi ở trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc theo dõi. Nếu cần thêm tư vấn giải đáp thì xin hãy liên hệ đến số: Hotline: 0961 300 273 hoặc nhắn tin qua: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các nhân viên y tế tại phòng khám đa khoa của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ cho bạn.