Nếu không sớm điều trị bệnh trĩ, búi trĩ có thể phát triển nghiêm trọng hơn, kèm theo đó là các biến chứng sa búi trĩ, tắc mạch, xuất huyết nặng, tổn thương và hoại tử mô niêm mạc hậu môn… Do đó, với các trường hợp như trên, làm sao để búi trĩ thụt vào trong chính là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Sa búi trĩ

Nguyên nhân sa búi trĩ (trĩ lòi ra ngoài hậu môn)

Búi trĩ sa là biến chứng của bệnh trĩ mãn tính, khi búi trĩ bị lòi ra ngoài ống hậu môn, sau đó trở nên khó khăn hoặc không thể đẩy vào lại vị trí ban đầu được. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoại tử và xuất huyết ồ ạt.

Biến chứng sa búi trĩ có thể xuất hiện cả ở bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, nhưng chủ yếu là ở bệnh trĩ nội. Nguyên nhân dẫn đến búi trĩ sa thường là do áp lực tăng lên trong hậu môn, quá trình lão hóa hoặc tổn thương ở vùng hậu môn

  • Tình trạng táo bón kéo dài: Khi bị táo bón, người bệnh thường phải rặn mạnh khi đại tiện, điều này tạo áp lực lớn lên các mao mạch trong hậu môn, dẫn đến sự giãn nở và biến dạng nghiêm trọng, cuối cùng khiến búi trĩ dần sa ra ngoài.
  • Mang thai và sinh con: Trong quá trình mang thai, việc tăng cân và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể tạo áp lực lớn lên các mạch máu trong hậu môn trực tràng. Ngoài ra, quá trình rặn đẻ trong khi sinh nở cũng làm tăng nguy cơ búi trĩ bị sa ra ngoài.
Tìm hiểu về sa búi trĩ

Tìm hiểu về sa búi trĩ

  • Làm việc quá sức hoặc ngồi lâu: Nếu người bệnh thường xuyên ngồi hoặc đứng một chỗ, ít vận động trong thời gian dài,… đều có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu trong hậu môn và gây ra tình trạng búi trĩ sa ra.
  • Yếu tố di truyền: Một số người bẩm sinh có cấu trúc mạch máu trong hậu môn yếu, dễ bị giãn nở và sa ra ngoài hậu môn. Ngoài ra, việc tăng cân, mắc bệnh tăng huyết áp và sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện búi trĩ.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý khác như viêm loét đại tràng, polyp, ung thư đại tràng, suy gan và bệnh tim mạch cũng có thể gây ra búi trĩ sa ra, điều này là do chúng có thể gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong khu vực hậu môn.

Dấu hiệu nhận biết búi trĩ bị lòi ra ngoài

– Cảm giác hơi cộm ở hậu môn: Người bệnh có thể nhận thấy có khối u mềm phồng lên, hơi ẩm ướt, có thể xuất hiện đường rãnh hoặc vết nứt nẻ trên bề mặt, nằm ở mép hậu môn hoặc giống như một khối thịt dư lòi ra ngoài. Búi trĩ có màu đỏ hồng hoặc tím xám (phụ thuộc vào loại búi trĩ nội hay búi trĩ ngoại). Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm thấy không thoải mái và khó khăn khi ngồi, di chuyển hoặc đại tiện.

– Xuất hiện máu khi đại tiện: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Người bệnh có thể nhận thấy máu tươi nhỏ giọt từ hậu môn hoặc dính trên giấy vệ sinh khi lau chùi. Máu có thể xuất phát từ vùng búi trĩ bị tổn thương do cọ xát với phân cứng hoặc quần áo.

Dấu hiệu sa búi trĩ

Dấu hiệu sa búi trĩ

– Viêm sưng, đau nhức hậu môn: Đây là dấu hiệu búi trĩ bị viêm nhiễm khi có vi khuẩn hoặc các tác nhân gây hại xâm nhập. Người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng nóng rát, đau nhức ở hậu môn, thậm chí kèm theo sự tiết dịch mủ nhầy có mùi hôi thối.

– Tắc nghẽn mạch máu: Đây là dấu hiệu búi trĩ cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Búi trĩ có thể bị xoắn hoặc tắc nghẽn mạch dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và hoại tử mô niêm mạc. Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau nhức dữ dội ở hậu môn và không thể đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn được. Điều này khiến búi trĩ có màu tím đen, cứng, lạnh, viêm nhiễm và hoại tử, cần phải sớm điều trị phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Giải đáp: Làm sao để búi trĩ thụt vào?

Chườm lạnh

Người bệnh có thể chườm túi đá hoặc đắp một miếng vải ẩm lạnh lên vùng búi trĩ sa trong khoảng từ 10-15 phút, thực hiện đều đặn 3-4 lần mỗi ngày. Phương pháp này giúp giảm sưng viêm và kích thước của búi trĩ, đồng thời có thể hỗ trợ cho búi trĩ tự tụt lại vào trong hậu môn ở giai đoạn đầu.

Nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào

Ngâm rửa khu vực hậu môn sạch sẽ trong nước ấm và lau khô bằng khăn mềm nhẹ nhàng. Ngoài ra, có thể sử dụng ngón tay (phần móng tay đã được cắt ngắn để tránh gây tổn thương đến búi trĩ) hoặc sử dụng khăn vải sạch để nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào hậu môn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần rửa sạch tay và sử dụng một loại kem hoặc gel bôi trơn để làm dịu niêm mạc da hậu môn.

Khi đẩy búi trĩ vào hậu môn, nếu búi trĩ đang sưng to, lấy ngón tay luồn vào hậu môn và bóp từ từ búi trĩ xuống vào trong hậu môn, tránh áp lực mạnh đột ngột để không gây tắc mạch máu ở búi trĩ và tình trạng  đau đớn. Sau khi đẩy búi trĩ vào trong, lấy ngón tay ra và giữ chặt lỗ hậu môn trong một vài phút, sau đó di chuyển chậm rãi để tránh búi trĩ bị sa ra ngoài một lần nữa. Lưu ý rằng việc đẩy búi trĩ vào trong nên được thực hiện càng sớm càng tốt, khi búi trĩ còn nhỏ và chưa gây ra triệu chứng sưng viêm.

Làm sao để búi trĩ thụt vào trong hậu môn?

Làm sao để búi trĩ thụt vào trong hậu môn?

Dùng thuốc

Có thể sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc xịt chứa corticosteroid, lidocaine hoặc phenylephrine để giảm viêm sưng, đau nhất và co bóp các mạch máu ở vùng búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng các loại thuốc này và tránh sử dụng quá 7 ngày liên tục.

Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt 

Điều quan trọng là người bệnh cần duy trì việc uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần dinh dưỡng để làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón. Điều này sẽ giảm bớt đi những áp lực lên khu vực trực tràng hậu môn và giảm nguy cơ biến chứng búi trĩ sa ra ngoài.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay, mặn, chua hoặc gây kích ứng đường tiêu hóa. Việc vận động thường xuyên và tránh lâu ngồi hoặc đứng một chỗ cũng rất quan trọng. Hơn nữa, sau khi đi vệ sinh, cần rửa sạch vùng hậu môn hoặc sử dụng giấy vệ sinh mềm để lau chùi nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không hiệu quả hoặc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như búi trĩ sưng to, cứng, thâm tím, xuất huyết ồ ạt hoặc chảy nhiều dịch mủ hôi thối,… thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Có nhiều phương pháp phẫu thuật có thể điều trị hiệu quả tình trạng búi trĩ sa ra ngoài như phương pháp HCPT, PPH, Longo, Milimorn Morgan,…

Để đảm bảo quá trình điều trị và phẫu thuật búi trĩ diễn ra an toàn hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế chuyên khoa uy tín về bệnh hậu môn trực tràng như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải. Đây là một trong những phòng khám được đánh giá cao nhờ vào đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ chuyên thực hiện bằng các phương pháp tiên tiến nhất.

Việc thăm khám chữa trị tại đây không chỉ mang lại sự an toàn mà còn đảm bảo hiệu quả trong quá trình phẫu thuật, giúp nhanh chóng loại bỏ búi trĩ gây đau đớn khó chịu ở hậu môn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Làm sao để búi trĩ thụt vào trong hiệu quả” đã được bài viết của chúng tôi giải đáp chia sẻ cụ thể. Nếu còn vấn đề nào khác liên quan đến sức khỏe cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay đến phòng khám chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn nếu cần thiết.