Phá thai bằng thuốc là phương pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sau quá trình phá thai, phụ nữ có thể xảy ra tình trạng chậm kinh bất thường. Bài viết sau đây từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải sẽ giải đáp cụ thể “Phá thai bằng thuốc bao lâu có kinh lại?” để chị em hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phá thai bằng thuốc là gì?

Phương pháp phá thai bằng thuốc (còn gọi là phá thai nội khoa) bao gồm việc sử dụng hai loại thuốc Mifepristone và Misoprostol để chấm dứt thai kỳ ở phụ nữ. Mifepristone có tác dụng làm ngừng sự phát triển của thai kỳ, trong khi Misoprostol kích thích tử cung co bóp mạnh để đẩy phôi thai ra ngoài giống như quá trình sảy thai tự nhiên. Hiệu quả của phương pháp phá thai này rất khá cao, lên đến gần 98%.

Tuy nhiên, phương pháp phá thai bằng thuốc chỉ phù hợp để sử dụng cho thai kỳ 7 tuần trở xuống và thai đã nằm trong tử cung. Ngoài ra, thai phụ cần có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng như tim mạch, rối loạn đông máu, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa, cao huyết áp hoặc bị dị ứng với thuốc…

Phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc

Do đó, thai phụ cần được thăm khám và kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế phụ sản uy tín, có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện phá thai bằng thuốc. Việc xác định thai phụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong quá trình đình chỉ thai kỳ.

Phá thai bằng thuốc bao lâu có kinh lại?

Việc chấm dứt thai kỳ đột ngột ở phụ nữ khiến cơ thể không kịp thích nghi và cần thời gian để loại bỏ hoàn toàn hormone thai kỳ (hormone hCG), khôi phục quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh thường xuất hiện sau khi phá thai.

Thông thường, khoảng 4-8 tuần sau khi sử dụng thuốc phá thai, phụ nữ sẽ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Khi cơ thể đã điều chỉnh và sản sinh lại hormone theo chu kỳ bình thường, lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, thời gian phục hồi này có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như tốc độ hồi phục của cơ thể, tình trạng tâm lý, chế độ ăn uống…

✜ Tốc độ hồi phục của cơ thể: Nếu thai phụ có sức khỏe tốt, kinh nguyệt sẽ sớm khôi phục trở lại. Ngược lại, nếu thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe như hệ miễn dịch yếu hoặc bị viêm nhiễm phụ khoa thì thời gian kinh nguyệt trở lại có thể kéo dài hơn, thậm chí có thể bị mất kinh trong nhiều tháng sau đó.

✜ Chế độ ăn uống: Sau khi phá thai bằng thuốc, vùng tử cung tổn thương, cơ thể cũng bị mất đi một lượng máu đáng kể. Do vậy, chị em cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, sớm thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt trở lại kinh nguyệt.

✜ Vệ sinh và chăm sóc: Chăm sóc vùng kín không đúng cách, làm việc quá sức hoặc mang vác quá nặng, không dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, áp lực tâm lý,… đều có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ khôi phục của chu kỳ kinh nguyệt sau khi phá thai. Chị em nên duy trì vệ sinh vùng kín tốt, nghỉ ngơi đầy đủ và giảm bớt căng thẳng để hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Phá thai bằng thuốc bao lâu có kinh lại?

Phá thai bằng thuốc bao lâu có kinh lại?

Lưu ý:

– Nếu hơn 8 tuần (khoảng gần 2 tháng) sau khi phá thai bằng thuốc mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện trở lại dù đã kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai,… thì chị em nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

– Nếu chị em muốn mang thai trở lại thì nên đợi ít nhất từ 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và cho tử cung có thời gian phục hồi ổn định. Việc mang thai quá sớm có thể khiến cơ thể không đủ sức khỏe và tăng nguy cơ sảy thai.

Sau khi uống thuốc phá thai kinh nguyệt có thay đổi không?

Ảnh hưởng từ thuốc phá thai có thể khiến cho kinh nguyệt của chị em phụ nữ xảy ra nhiều sự thay đổi, cụ thể như:

Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao nhằm điều tiết các hoạt động liên quan đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Việc chấm dứt đột ngột sự phát triển của thai kỳ sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thống hormone nội tiết, từ đó gây ra tình trạng rối loạn và cần thời gian để điều hòa trở lại, dẫn đến kinh nguyệt không đều sau khi phá thai.

Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều sau phá thai là do rối loạn hormone gây ra, chị em có thể cải thiện bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì lối sống lành mạnh.

Sau khi phá thai bằng thuốc kinh nguyệt có thay đổi nhẹ

Sau khi phá thai bằng thuốc kinh nguyệt có thay đổi nhẹ

Cơ quan sinh sản chưa hồi phục

Sử dụng thuốc phá thai để kết thúc thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan sinh dục, đặc biệt là khu vực âm đạo, tử cung và cổ tử cung. Trong đó, tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nội mạc tử cung (sẽ được đào thải ra ngoài cùng với máu kinh trong kỳ kinh nguyệt). Do đó, nếu các cơ quan này bị tổn thương, chức năng và hoạt động cơ bản của chúng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều, chậm trễ sau khi phá thai bằng thuốc.

Ảnh hưởng tâm lý

Dù lý do gì đi nữa, việc phá thai đều gây nên tác động không nhỏ đến tâm lý người phụ nữ, khiến họ trở nên buồn bã, lo lắng và mệt mỏi. Nhiều người cảm thấy tội lỗi, tự ti, thậm chí bị trầm cảm. Tình trạng tâm lý tiêu cực này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi (hai cơ quan có vai trò điều phối chu kỳ kinh nguyệt), dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều sau khi phá thai bằng thuốc.

***Cần làm gì sau khi phá thai nếu kinh nguyệt bị rối loạn trong thời gian dài?

Sau khi phá thai bằng thuốc, nếu kinh nguyệt bị rối loạn trong thời gian dài, chị em phụ nữ nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được theo dõi và kiểm tra khả năng hồi phục của cơ thể, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu xuất hiện biến chứng.

Hy vọng bài viết “Phá thai bằng thuốc bao lâu có kinh lại?” có thể giúp chị em phụ nữ giải đáp được những lo ngại sau khi phá thai. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế, vui lòng liên hệ với đường dây nóng: Hotline: 0961 300 273 hoặc nhắn tin qua khung liên hệ: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được đội ngũ y tế hỗ trợ và sắp xếp lịch khám điều trị.