Mục Lục
Sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến, đặc biệt là ở những người có lối sống tình dục bừa bãi, không an toàn. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến cả tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Điều này khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi “Liệu bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không?”. Hiểu được mối bận tâm này, bài viết sau từ các chuyên gia sẽ giải đáp vấn đề này cụ thể, cùng theo dõi ngay nhé!
Thông tin chung: Sùi mào gà
Sùi mào gà (còn gọi là mụn cóc sinh dục) là một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, gây ra bởi Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Ngoài khả năng lây truyền thông qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm đường âm đạo, hậu môn và miệng), virus HPV cũng có thể chuyển nhiễm qua các tiếp xúc gián tiếp và qua các vật dụng cá nhân như quần áo, đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ y tế.
Mặc dù virus HPV hiếm khi lây truyền từ mẹ sang con, nhưng vẫn có một số trường hợp ghi nhận trẻ mới sinh có dấu hiệu u nhú ở đường hô hấp.
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể ủ bệnh trong khoảng thời gian khá dài (trung bình từ 2 đến 9 tháng) sau khi bị lây nhiễm. Trong giai đoạn ủ bệnh, người mắc bệnh vẫn có khả năng lây truyền virus sang người khác.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh sùi mào gà bao gồm sự xuất hiện của các mụn cóc, hạt cơm, u nhú hoặc tổn thương có dạng phẳng, mềm, màu hồng nhạt, có chân hoặc cuống, không đau, dễ chảy máu,… Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như cơ quan sinh dục (âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, dương vật), hậu môn, miệng, mắt hoặc vòm họng… Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, các tổn thương mụn sùi có thể phát triển nhanh, lan rộng ra xung quanh và tập trung lại thành các mảng sùi lớn giống như mào gà hoặc bông súp lơ.
Bệnh sùi mào gà tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, vì virus HPV có khả năng thay đổi cấu trúc của các tế bào bị nhiễm bệnh. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư vùng kín, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng… Một số trường hợp lây truyền sùi mào gà từ mẹ sang trẻ sơ sinh khi chuyển dạ, điều này khiến trẻ có thể phát triển u nhú ở đường hô hấp, miệng, bộ phận sinh dục hoặc ở hậu môn.
Giải đáp: Sùi mào gà có chữa tận gốc được không?
Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín tại địa phương để được kiểm tra và nhận định phác đồ điều trị phù hợp do bác sĩ chỉ định. Việc tự điều trị tại nhà không nên vì có thể gây trì hoãn làm tình trạng bệnh trở nặng hơn, đồng thời khiến cho quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ra sùi mào gà. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải chịu ảnh hưởng của bệnh suốt đời. Người bệnh có thể có hoặc không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài cơ thể, nhưng họ vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình nếu không kiểm soát tốt bệnh và thực hiện quan hệ tình dục không an toàn.
Các phương pháp điều trị được áp dụng hiện tại chỉ có thể giúp giảm triệu chứng hoặc loại bỏ tổn thương mụn sùi, không thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh. Do đó, mục đích điều trị là tiêu diệt u nhú và mụn sùi gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch toàn thân và tại chỗ nhằm ức chế sự phát triển của virus HPV. Khả năng tái phát của sùi mào gà thường là do vấn đề liên quan đến vệ sinh cá nhân, tự lây nhiễm hoặc không kiểm soát tốt virus HPV.
Đối với các trường hợp không được điều trị, bệnh sùi mào gà có thể tiến triển thành tình trạng mãn tính với các triệu chứng nghiêm trọng. Thỉnh thoảng các đợt bội nhiễm xuất hiện sẽ gây ra loét và chảy máu ở các nốt mụn sùi, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Biến chứng sùi mào gà nếu không điều trị sớm
– Mặc dù sùi mào gà thường chỉ xuất hiện những nốt sùi vô hại, không gây đau và khó chịu, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị, điển hình bao gồm các biến dạng tại chỗ ở cơ quan sinh dục, hậu môn và vòm họng.
– Trong trường hợp không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hoặc nhiễm tuýp virus HPV ác tính có thể dẫn đến sẩn dạng Bowen, sùi mào gà khổng lồ (ung thư biểu mô tế bào vảy dạng nhú), ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung…
– Trong trường hợp sùi mào gà không được kiểm soát ở thai phụ, nó có thể gây cản trở quá trình sinh nở và lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con (hiếm khi xảy ra).
Vì vậy, sùi mào gà không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo áp lực tinh thần cho người bệnh (gây mất thẩm mỹ), việc chữa trị nên được thực hiện sớm để mang lại hiệu quả như mong muốn, tiết kiệm chi phí và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Cách điều trị sùi mào gà hiệu quả
Dùng thuốc bôi
✜ Imiquimod (Aldara, Zyclara): Đây là loại thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể kháng lại virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý sau khi bôi kem lên da cần tránh quan hệ tình dục vì thuốc sẽ làm giảm chất lượng của bao cao su và màng nhầy, đồng thời có thể gây kích ứng cho bạn tình. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tình trạng đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho khan, phát ban và mệt mỏi.
✜ Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật có khả năng phá hủy các mô tổn thương do sùi mào gà. Podofilox chứa hợp chất có hoạt tính tương tự như podophyllin, tuy nhiên nó không được khuyến cáo sử dụng ở bộ phận sinh dục và không được sử dụng khi đang mang thai. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tình trạng sưng, đau và kích ứng nhẹ ở da.
✜ Sinecatechin (Veregen): Loại thuốc này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở khu vực bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đỏ da, ngứa rát hoặc đau.
✜ Axit trichloroacetic (TCA): Thuốc có khả năng đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng để điều trị mụn rộp ở bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng nhẹ, sưng hoặc đau ở da.
Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác. Không nên tự y áp dụng thuốc trị sùi mào gà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng đau đớn, kích ứng hoặc các biến chứng không mong muốn khác.
Can thiệp ngoại khoa
Đối với những trường hợp sùi mào gà lớn, không phản ứng tích cực với biện pháp dùng thuốc ở trên hoặc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi (trường hợp phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà), bác sĩ có thể đề xuất phương pháp phẫu thuật để điều trị, bao gồm:
✜ Áp lạnh bằng nitơ lỏng (cryotherapy): Gây rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục bằng cách sử dụng nitơ lỏng. Sau khi da hồi phục, các tổn thương mụn sùi sẽ bong ra, lớp da mới sẽ thay thế khu vực tổn thương. Bệnh nhân có thể cần thực hiện liệu pháp đông lạnh bằng nitơ nhiều lần. Tác dụng phụ của phương pháp này bao gồm tình trạng đau và sưng ở vùng điều trị.
✜ Điều trị bằng laser: Sử dụng ánh sáng có cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp sùi mào gà diện rộng và khó điều trị, do đó có chi phí khá cao. Tác dụng phụ của phương pháp này thường gây đau đớn và có thể để lại sẹo.
✜ Sử dụng dao mổ điện: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, khả năng điều trị nhanh chóng nhưng có thể gây đau nhức và sưng đỏ sau quá trình điều trị.
✜ Phẫu thuật cắt bỏ trực tiếp: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ hoàn toàn sùi mào gà. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng có thể gây ra cảm giác đau nhức ở khu vực phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi mà nhiều người quan tâm “Liệu bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không?” được các bác sĩ chuyên khoa ở Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ cụ thể. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác về sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat trực tuyến này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ tư vấn hỗ trợ miễn phí cho bạn ngay lập tức.