Bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến nhiều đối tượng ở những độ tuổi khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin trong chuyên mục  giải đáp “Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất”, bạn đọc quan tâm cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn nở, sưng phồng và viêm nhiễm tại các tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn trực tràng. Tình trạng này thường đi kèm những triệu chứng khó chịu như đau nhức, kích ứng, sưng tấy, nóng rát và chảy máu ở hậu môn, nhất là khi người bệnh đại tiện hoặc ngồi lâu.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu là ở nhóm người từ 45 đến 65 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các cơ sở y tế trên khắp thế giới đã ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lượng trường hợp mắc bệnh trĩ ở nhóm độ tuổi trẻ hơn từ 35 đến 40 tuổi. Thậm chí, một số trường hợp trẻ em và thanh thiếu niên cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này ở mức độ nghiêm trọng.

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Chính vì vậy, bệnh trĩ hiện nay không chỉ là vấn đề của một nhóm tuổi nhất định mà đã trở thành một nỗi lo ở tất cả mọi người.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Ở trẻ em

Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh trĩ. Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường là do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thiếu chất xơ và rau xanh, uống quá ít nước, táo bón, ăn nhiều đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn, vệ sinh hậu môn sai cách,…

Yếu tố di truyền cũng có thể gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ (nếu như thành viên trong gia đình mắc bệnh trĩ thì trẻ cũng sẽ có nguy cơ cao phát sinh bệnh trĩ). Ngoài ra, thói quen của cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ, chẳng hạn như cho trẻ ăn khi xem TV hoặc sử dụng điện thoại di động thường xuyên sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bệnh trĩ.

Ở thanh thiếu niên

Ngay cả ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng có thể phát triển bệnh trĩ. Mặc dù đây là giai đoạn cơ thể có sức khỏe và độ đàn hồi cơ trơn tốt nhất, tuy nhiên, những năm gần đây ước tính tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở độ tuổi này đang ngày càng gia tăng với mức độ đáng báo động. Điều này đã làm nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh lo ngại.

Các chuyên gia cho biết rằng thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, uống rượu bia,… được cho là những thói quen không tốt góp phần vào sự phát triển và hình thành bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Yếu tố di truyền, áp lực căng thẳng và lo lắng trong các kỳ thi, thói quen thiếu vận động, việc ngồi hoặc đứng lâu… cũng góp phần gia tăng áp lực chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở độ tuổi này.

Ở người trưởng thành

Bệnh trĩ xảy ra ở người trưởng thành chủ yếu là do các nguyên nhân như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, thói quen ngồi hoặc đứng lâu, làm việc quá sức hoặc mang vác quá nặng, áp lực từ công việc và cuộc sống khiến người bệnh chịu nhiều căng thẳng, stress…

Ở người lớn tuổi

Người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh trĩ nhiều nhất, do sự suy giảm độ co giãn của các mô xung quanh vùng hậu môn, hoạt động tiêu hóa trì trệ, cơ và dây chằng suy yếu,… khiến cho phân khô cứng và khó thoát ra ngoài.

Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thói quen ít vận động, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bệnh trĩ tái phát hoặc mắc các bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng… cũng góp phần khiến bệnh trĩ xuất hiện ở lứa tuổi này.

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao

Phụ nữ mang thai và sau sinh

Bệnh trĩ thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh con. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do áp lực chèn ép gia tăng lên các tĩnh mạch ở hậu môn, sự thay đổi hormone thai kỳ, tử cung mở rộng và cơ tử cung co bóp mạnh trong quá trình chuyển dạ sinh con.

Trong đó, sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng xuyên suốt quá trình mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), kèm theo đó là nồng độ hormone progesterone gia tăng có thể tác động đến hệ thống tuần hoàn khiến cho búi trĩ hình thành.

Ngoài ra, trong quá trình sinh con, áp lực từ cơ tử cung và sự co bóp của cơ hậu môn cũng có thể gây tổn thương cho các tĩnh mạch tại đây, dẫn đến xuất hiện bệnh trĩ.

Liên tục đứng hoặc ngồi lâu

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chính là việc đứng hoặc ngồi trong một tư thế quá lâu mà ít có sự thay đổi trong thời gian dài. Điều này khiến cho áp lực từ trọng lượng cơ thể và lực hút từ trái đất liên tục chèn ép lên các tĩnh mạch hậu môn, làm cho các tĩnh mạch này bị giãn nở và biến dạng quá mức.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao

Việc đứng hoặc ngồi quá lâu đồng thời cũng làm suy yếu các cơ và mô nâng đỡ các tĩnh mạch, dễ dẫn đến biến chứng sa búi trĩ. Do đó, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với những người có lối sống năng động và thường xuyên vận động.

Thói quen ăn uống, đại tiện sai cách

Táo bón là vấn đề phổ biến ở đường ruột, xảy ra do nhiều yếu tố tác động như chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu nước và chất xơ, ít hoạt động thể chất,… Bên cạnh đó, việc người bệnh rặn quá mức khi đại tiện có thể làm cho áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng cao, dẫn đến sự giãn nở, biến dạng và gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, những người gặp vấn đề về đường ruột đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. 

Các cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

✜ Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên hậu môn khi đại tiện, vì vậy nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên cần tránh uống các đồ uống có ga, cà phê hoặc rượu.

✜ Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ hỗ trợ hoạt động đường ruột và làm mềm phân. Vì vậy nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt và đậu… để bổ sung chất xơ tự nhiên cho cơ thể.

✜ Vận động cơ thể thường xuyên: Hoạt động cơ thể thường xuyên sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa táo bón. Do đó, nên tập thể dục, đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên cần tránh các bài tập tạo áp lực lên vùng hậu môn như nâng tạ, squat, mang vác hoặc kéo co…

✜ Đi vệ sinh đúng lúc: Nên đi vệ sinh đúng lúc, không nín nhịn quá lâu để tránh làm phân khô cứng. Khi đi vệ sinh, hạn chế rặn mạnh hoặc kéo dài thời gian đại tiện để tránh làm tổn thương và giãn nở các mạch máu ở hậu môn. Sau khi đi vệ sinh, nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc khăn giấy ẩm, tránh sử dụng giấy vệ sinh quá cứng hoặc có chất gây kích ứng.

Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ, đặc biệt là cách phòng tránh và điều trị thì người bệnh nên thăm khám tại các trung tâm y tế chuyên khoa về bệnh hậu môn trực tràng uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Trường Hải để được các y bác sĩ đánh giá và tư vấn cụ thể.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất hiện nay” được bài viết của chúng tôi giải đáp và chia sẻ đầy đủ. Nếu còn vấn đề sức khỏe cần được tư vấn hỗ trợ, bạn có thể liên hệ ngay với số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám chúng tôi, nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn.