Việc lây nhiễm virus HPV có thể dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt là sùi mào gà và ung thư ở cả nam giới lẫn nữ giới. Chính vì vậy, việc sớm phát hiện tình trạng lây nhiễm loại virus này là rất quan trọng. Điều này khiến nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi liệu Virus HPV có trong máu không? Nên thực hiện xét nghiệm nào cho kết quả chính xác? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Virus HPV là gì? Thường tồn tại ở đâu?

Để trả lời cho câu hỏi virus HPV có trong máu không, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về bản chất của virus này. Virus HPV (viết tắt của Human Papillomavirus) có hơn 100 chủng loại, với khoảng 40 chủng có thể gây nên các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục nguy hiểm như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn…

Virus HPV thường xuất hiện trên các tế bào niêm mạc, bán niêm mạc, cơ quan sinh dục, mắt, miệng, họng và hậu môn của người bệnh (cả nam giới lẫn nữ giới ở mọi độ tuổi). Vì thời gian ủ bệnh kéo dài, kèm theo đó là nhiều trường hợp bị nhiễm virus HPV không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến việc lây nhiễm qua con đường tình dục không an toàn.

Virus HPV là gì? Tồn tại ở đâu?

Virus HPV là gì? Tồn tại ở đâu?

Đối với những chủng virus HPV nguy cơ thấp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế kháng thể tự nhiên để đối phó với chúng và tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc chữa trị. Thông thường, mọi người đều có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời.

Virus HPV có trong máu không?

Virus HPV thường tồn tại trên bề mặt da và niêm mạc của người bệnh, chúng không được phát hiện trong máu. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra máu, chúng ta chỉ có thể phát hiện dấu hiệu kháng thể chống lại virus HPV, qua đó giúp xác định liệu người đó đã từng bị lây nhiễm virus này hay chưa.

Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về thời gian virus HPV có thể tồn tại ngoài môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, khi virus gặp môi trường thuận lợi trong cơ thể người, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tồn tại mãi mãi. Do đó, mọi người cần thận trọng khi tiếp xúc với vết thương hở, đồ dùng cá nhân của những người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Virus HPV có trong máu không?

Virus HPV có trong máu không?

Con đường lây truyền virus HPV

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn, vì vậy, khả năng lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng, bằng đường sinh dục thông thường hoặc bằng hậu môn với người bị nhiễm virus HPV.

Việc lây truyền virus HPV có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh và không có mụn cóc sinh dục hoặc bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Nguy cơ lây nhiễm virus HPV thường cao hơn ở những đối tượng sau:

  • Có vết thương hở ở bộ phận sinh dục
  • Người quan hệ tình dục sớm khi chưa đủ tuổi
  • Bạn tình có lịch sử quan hệ với nhiều người khác nhau
  • Người có nhiều bạn tình, thường xuyên quan hệ không an toàn, bừa bãi

Khi bị nhiễm virus HPV, thông thường sẽ không phát bệnh ngay lập tức, mà thay vào đó, virus sẽ tồn tại trong cơ thể và phát triển thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Trong giai đoạn ủ bệnh, tuy không có triệu chứng nhưng bạn vẫn có thể lây nhiễm virus HPV cho những người khác khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc da kề da.

Xét nghiệm máu có phát hiện virus HPV?

Các chuyên gia cho biết, khả năng phát hiện virus HPV thông qua xét nghiệm máu thông thường khá là khó khăn. Bởi loại virus này không tồn tại trong máu mà nằm ở lớp da hoặc niêm mạc, xét nghiệm máu chỉ có thể phát hiện được kháng thể của cơ thể chống lại virus, từ đó xác định người đó đã từng bị lây nhiễm hay chưa, trong khoảng thời gian nào mà không xác định được cụ thể chủng loại virus HPV lây nhiễm.

Xét nghiệm máu có phát hiện virus HPV?

Xét nghiệm máu có phát hiện virus HPV?

Chính vì vậy, các phương pháp bệnh phẩm cận lâm sàng sẽ được sử dụng để thay thế xét nghiệm máu, bằng cách kiểm tra mẫu dịch tiết hoặc mẫu mô lấy từ cổ tử cung của người bệnh để tiến hành các loại xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm Pap, xét nghiệm Thinprep hoặc xét nghiệm HPV DNA.

Xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap (Papanicolaou) giúp phát hiện sự thay đổi trong tế bào cổ tử cung, đặc biệt là về cấu trúc và hình thái của tế bào như sự xuất hiện của dị sản hay loạn sản. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung. Việc phát hiện sớm các biểu hiện bất thường thông qua xét nghiệm Pap giúp bác sĩ đưa ra quyết định và xác định liệu có cần thêm các xét nghiệm chuyên sâu hay không.

Quá trình xét nghiệm Pap thường diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Trong quá trình thăm khám kiểm tra phụ khoa, bác sĩ sẽ thu thập mẫu dịch âm đạo từ vùng cổ tử cung. Mẫu này sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá tế bào, qua đó bác sĩ có thể xác định xem có sự thay đổi nào trong cấu trúc tế bào hay không.

Xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep là một phương pháp quan trọng để phát hiện sớm HPV bằng cách sử dụng mẫu bệnh phẩm từ mô cổ tử cung. Phương pháp hiện đại này mang lại nhiều lợi ích trong quá trình sàng lọc và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý phụ khoa khác.

Để thực hiện xét nghiệm Thinprep, bác sĩ sử dụng một chổi tế bào chuyên dụng để thu lấy mẫu từ khu vực cổ tử cung của bệnh nhân. Khác với phương pháp truyền thống như xét nghiệm Pap Smear, quy trình này giúp đảm bảo việc lấy mẫu diễn ra kỹ lưỡng và hiệu quả hơn. Mẫu bệnh phẩm sau đó được đặt trong một chất lỏng định hình để bảo quản và duy trì tính toàn vẹn bên trong lọ Thinprep.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Thinprep được xử lý hoàn toàn tự động, các kỹ thuật viên sẽ kết hợp với máy móc tự động thực hiện kỹ thuật tách chiết và phết tế bào lên mặt lam kính. Cuối cùng, kết quả được chuyển đến bác sĩ giải phẫu bệnh để phân tích.

Xét nghiệm virus HPV chính xác

Xét nghiệm virus HPV chính xác

Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi để đánh giá sự thay đổi trong cấu trúc và hình thái của tế bào cổ tử cung. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và quyết định về các bước tiếp theo, bao gồm xét nghiệm chuyên sâu, theo dõi định kỳ hoặc điều trị nếu cần thiết.

Đây là phương pháp giúp sớm phát hiện các biểu hiện bất thường ở cổ tử cung, đặc biệt là các dấu hiệu tiền ung thư. Việc phát hiện sớm này có thể cải thiện khả năng điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV – DNA

Xét nghiệm HPV – DNA (Human Papillomavirus DNA) là phương pháp quan trọng giúp đánh giá nguy cơ và sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đây là xét nghiệm sử dụng công nghệ hiện đại với hệ thống máy tách chiết DNA tự động, qua đó  giúp phân tích và xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.

Tuy xét nghiệm này không phải là phương pháp chẩn đoán trực tiếp ung thư cổ tử cung, nhưng nó cung cấp thông tin về việc có sự hiện diện của virus HPV gây bệnh trong cơ thể hay không.

Dựa vào kết quả của xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ và quyết định liệu cần thêm các xét nghiệm bổ sung, theo dõi sát sao hay thiết lập kế hoạch phòng ngừa. Trong hầu hết các trường hợp, chuyên gia y tế khuyến nghị kết hợp xét nghiệm HPV – DNA với các phương pháp khác như xét nghiệm Pap Smear hoặc xét nghiệm Thinprep.

Sự kết hợp giữa các phương pháp này sẽ mang lại thông tin toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe phụ khoa của phụ nữ, qua đó giúp phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, nhất là tình trạng ung thư cổ tử cung.

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Virus HPV có trong máu không? Những con đường lây nhiễm HPV” được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp và chia sẻ cụ thể. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác quan tâm, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn cho bạn ngay nếu cần thiết.