Tuy sùi mào gà không đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có tốc độ lây lan nhanh, đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh. Để giải đáp rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi chuyên mục “Bệnh sùi mào gà có gây vô sinh không?” được các chuyên gia y tế chia sẻ trong bài viết bên dưới nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu chung: Sùi mào gà là bệnh gì?

Bệnh sùi mào gà (còn gọi với tên khác mụn cóc sinh dục) là một trong những bệnh lý xã hội phổ biến hiện nay, chủ yếu lây truyền thông qua hoạt động tình dục không an toàn. Tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà là Human papillomavirus (HPV), đây là loại virus đa dạng chủng loại với khoảng 140 chủng. Trong đó, có 40 chủng được biết đến là nguyên nhân gây lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ, đặc biệt chủng HPV-16 và HPV-18 nguyên nhân chính dẫn đến 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.

Khi virus HPV xâm nhập lần đầu vào cơ thể, chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào và có thể ủ bệnh âm thầm trong khoảng thời gian khá dài (trung bình từ 3 tuần đến 9 tháng). Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm sự xuất hiện của mụn cóc, mụn thịt có hình dạng u nhú hoặc giống bông súp lơ và mào gà. Biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở nam giới sớm hơn so với nữ giới.

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là gì?

– Triệu chứng ở nam: Nốt sần màu hồng, hơi mềm thường xuất hiện ở khu vực sinh dục (bao gồm bao quy đầu, nếp gấp ở bẹn, bìu…). Vì thời gian đầu những mụn cóc này không gây ra triệu chứng khó chịu nào nên người bệnh rất khó nhận biết. Điều này khiến mụn sùi có thể phát triển thành cụm lớn giống súp lơ hoặc mào gà. Lúc này bên trong nốt sùi chứa nhiều dịch mủ và dễ bị vỡ khi va chạm, gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu và có mùi hôi khó chịu.

– Triệu chứng ở nữ: Các nốt sùi, mụn cóc màu hồng nhạt xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như tử cung, âm đạo, môi lớn hoặc môi nhỏ,… gây ra tình trạng đau ngứa khó chịu. Nếu không được chữa trị sớm, những nốt mụn cóc này có thể phát triển về kích thước lẫn số lượng, hình thành nên những cụm sùi lớn giống như mào gà hoặc bông súp lơ. Điều này khiến cho mụn sùi dễ bị vỡ, tiết dịch mủ có mùi hôi khó chịu và chảy máu khi va chạm.

Bệnh sùi mào gà có gây vô sinh không?

Sùi mào gà mặc dù không trực tiếp dẫn đến tình trạng vô sinh, nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó có thể gây nên nhiều biến chứng tác động đến khả năng sinh sản của người bệnh. Mụn sùi phát triển số lượng lớn gây nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đồng thời còn có thể lây lan dễ dàng sang các khu vực khác trên cơ thể, bao gồm bao quy đầu và lỗ niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà có gây vô sinh không?

Bệnh sùi mào gà có gây vô sinh không?

Người bệnh mắc sùi mào gà thường đối mặt với triệu chứng đau rát khó chịu ở bộ phận sinh dục khi tham gia sinh hoạt tình dục, điều này không chỉ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh mà còn giảm ham muốn. Ngoài ra, nếu mụn sùi mào gà lan rộng sâu hơn vào cơ quan sinh dục, chúng có thể gây tổn thương mô và niêm mạc, từ đó làm tắc nghẽn đường sinh sản, gây trở ngại cho quá trình thụ tinh của tinh trùng và trứng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, virus HPV chủng có nguy cơ ung thư cao có thể tấn công vào cổ tử, gây ra bệnh ung thư âm đạo và cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra, nếu bị lây nhiễm cả hai loại virus 16 và 18, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục, từ đó dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả

Phương pháp điều trị

Điều trị hoàn toàn bệnh sùi mào gà là một điều rất khó khăn và gần như không thể thực hiện. Hiện nay, các phương pháp điều trị sùi mào gà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, điều trị tổn thương do mụn sùi và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

  • Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc như Imiquimod, Interferon hoặc 5-fluorouracil có khả năng tăng cường miễn dịch tại chỗ, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ phù hợp với những tổn thương mụn sùi nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng và mức chi phí tương đối cao.

Một số loại thuốc bôi và chấm khác như Axit trichloroacetic, Podophyllin và Podofilox để thể được dùng để loại bỏ mụn sùi nhanh chóng nhưng không thể dùng cho phụ nữ mang thai và trường hợp mụn sùi ở khu vực nhạy cảm (bộ phận sinh dục, mắt, họng,…).

Sùi mào gà không thể chữa trị bằng các loại thuốc mụn thông thường. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cụ thể. Điều này giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà

  • Điều trị ngoại khoa

Liệu pháp lạnh sử dụng nitơ lỏng có nhiệt độ -thấp để đóng băng tế bào nhiễm bệnh, từ đó loại bỏ mụn sùi. Phương pháp này chỉ cần thực hiện với trang thiết bị đơn giản, chi phí thấp, an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thực hiện điều trị nhiều lần và có thể bị đau rát, hoại tử, bọng nước, sẹo xấu,… khi điều trị.

Đốt laser, đốt điện, phẫu thuật,… thường được chỉ định khi các tổn thương sùi mụn quá lớn, lan rộng hoặc ở các vị trí khó điều trị như niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung…. Đốt laser CO2 được nhiều người bệnh lựa chọn bởi kiểm soát khu vực điều trị, ít tổn thương đến các mô lân cận, dễ thực hiện hơn so với phẫu thuật cắt bỏ và ít gây chảy máu, bớt khó chịu hơn so với đốt điện. Lưu ý, phương pháp đốt điện chống chỉ định sử dụng cho người mang máy tạo nhịp tim và có tổn thương ở hậu môn. 

Phương pháp phòng bệnh

+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thực hiện tình dục an toàn và sống chung thủy với bạn tình.

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV để bảo vệ sức khỏe, không chỉ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà mà còn ngăn ngừa nguy cơ chuyển biến thành ung thư nguy hiểm.

+ Tuân thủ lịch kiểm tra thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đầy đủ nếu được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Trao đổi rõ ràng với bạn tình nếu bản thân bị lây nhiễm HPV để cùng nhau thực hiện điều trị và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

+ Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Bệnh sùi mào gà có gây vô sinh không?” được các bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe sinh sản tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải tại khu vực Hải Dương giải đáp và chia sẻ. Nếu bạn cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, hãy nhanh chóng gọi ngay đến số điện thoại phòng khám chúng tôi Hotline: 0961 300 273 hoặc bấm vào bảng chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ y tế tại đây sẽ ngay lập tức hỗ trợ trực tiếp và sắp xếp lịch hẹn thăm khám cho bạn (nếu cần thiết).