Mục Lục
Bệnh trĩ là nỗi nhức nhối của nhiều người, không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Trong y học cổ truyền, một số nguyên liệu tự nhiên như hạt gấc, lá trầu không, rau diếp, nha đam, tía tô,… được cho là mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh trĩ. Hãy cùng theo dõi thông tin về cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không trong bài viết ngay sau đây nhé!
Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ nam giới đến nữ giới, từ người trẻ cho đến người lớn tuổi. Nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện là do các mao mạch ở khu vực hậu môn bị chèn ép quá mức, dẫn đến tình trạng biến dạng bất thường, sưng phồng, tắc nghẽn và hình thành nên các búi trĩ. Người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đau nhức, ngứa rát, sưng đỏ, khó chịu và chảy máu ở hậu môn.
Nếu tình trạng trĩ kéo dài mà không được điều trị, các búi trĩ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây sưng đau, chảy máu khi đại tiện, thậm chí có thể sa tụt ra bên ngoài hậu môn (gọi là sa búi trĩ) làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc hậu môn, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống cá nhân của người bệnh.
Những yếu tố gia tăng sự chèn ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn thường là do thói quen ít vận động; bị táo bón kéo dài; ăn uống thiếu chất xơ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ; uống ít nước; tuổi tác; phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh; làm việc liên tục ở tư thế ngồi hoặc đứng; tâm trạng căng thẳng, lo lắng hoặc stress trong thời gian dài…
Trầu không là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới ẩm ướt ở châu Á, được trồng phổ biến ở các quốc gia như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Lá trầu không có màu xanh đậm với hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng để ăn kèm với vôi (tập tục nhai trầu) trong nền văn hóa và tập quán dân gian ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc nhai trầu có thể tạo ra hiệu ứng kích thích, cảm giác cay nồng trong miệng và gây nghiện (khi sử dụng trong thời gian dài).
– Trong y học hiện đại, các nghiên cứu cho thấy rằng lá trầu không chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ, chủ yếu nhờ vào các hợp chất phenolic có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm như chalcones, flavonoids và phenolic acids. Ngoài ra, lá trầu không còn bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kali,… giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó, lá trầu không còn chứa các thành phần đặc trưng như arecoline, guvacoline và guvacine – đây là những chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh, thường được sử dụng để giảm đau, tuy nhiên, chúng có khả năng gây nghiện. Một số hợp chất khác có trong lá trầu không như catechins, procyanidins, estragole, eugenol… giúp tạo ra màu sắc, vị đắng và hương thơm đặc trưng cho loại cây này cũng mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe con người.
– Trong y học dân gian, lá trầu không được coi là có tính ấm, vị cay nồng nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời giảm thiểu triệu chứng khó tiêu, nôn mửa và táo bón. Loại cây này cũng được sử dụng để điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng ngoài da và tổn thương sưng đau viêm nhiễm do búi trĩ gây ra.
Nhờ vào đặc tính tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, lá trầu không giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại niêm mạc hậu môn, đồng thời giúp ổn định hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động nhuận tràng và hạn chế tình trạng táo bón. Điều này hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Việc sử dụng lá trầu không cũng giúp làm dịu đi các tổn thương sưng đau, viêm nhiễm, ngứa rát; kiểm soát tình trạng chảy máu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi ở khu vực tổn thương do búi trĩ gây ra.
3 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Ngâm rửa nước trầu không
Đây là phương pháp có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà, giúp giảm bớt triệu chứng sưng đau, ngứa rát và khó chịu ở búi trĩ. Thường xuyên ngâm rửa hậu môn với nước trầu không cũng hỗ trợ quá trình lưu thông máu, từ đó giúp búi trĩ giảm dần kích thước và tiêu biến.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, ngâm nước muối trong vòng 15-20 phút, rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất tồn đọng trên lá. Cho lá trầu không vào nồi đun với khoảng 2-3 lít nước, đun đến khi sôi thì tắt bếp để nguội bớt, sau đó thực hiện ngâm rửa hậu môn cho tới khi nước nguội hẳn. Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ lại khu vực hậu môn và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Xông hơi nước trầu không
Người bệnh cũng có thể thực hiện việc xông hơi trực tiếp ở khu vực hậu môn với nước lá cây trầu không, quy trình chuẩn bị tương tự như khi thực hiện ngâm rửa ở trên. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả tích cực khi được sử dụng đều đặn đúng cách.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, ngâm nước muối rồi rửa sạch lại để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cho lá trầu không vào nồi đun với khoảng 2-3 lít nước, đun đến khi sôi thì cho thêm ít muối hột và đun thêm 5-10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu lớn và thực hiện xông hơi khu vực đau nhức, sưng tấy ở hậu môn. Chú ý cẩn thận không nên để nước nóng tiếp xúc với khu vực búi trĩ, xông hơi cho đến khi nước nguội thì lấy nước này để ngâm rửa và vệ sinh hậu môn.
Dùng lá trầu không đắp lên hậu môn
Ngoài cách dùng lá trầu không bằng xông hơi và ngâm rửa để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh cũng có thể sử dụng loại lá này đắp trực tiếp lên các tổn thương sưng đau và ngứa rát do búi trĩ gây ra, qua đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu và thu nhỏ dần kích thước búi trĩ.
Thực hiện: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, ngâm nước muối rồi rửa sạch lại để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Để lá trầu không ráo nước rồi giã nhuyễn với khoảng 10 gram hạt gấc và quả bồ kết. Đem hỗn hợp vừa thu được đun sôi với khoảng 2-3l nước, đến khi sôi cho thêm 1 quả cau đã cắt nhỏ, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Đổ nước ra chậu lớn và xông hơi khu vực hậu môn cho đến khi nước nguội, sau đó lấy phần bã thu còn lại đắp lên khu vực hậu môn trong 30 phút rồi vệ sinh sạch sẽ. Kiên trì thực hiện cách làm này từ 1-2 lần/ngày sẽ giúp thu nhỏ búi trĩ và giảm triệu chứng khó chịu liên quan.
Lưu ý rằng việc sử dụng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị mà không thể chữa trị hoàn toàn nếu tình trạng búi trĩ đã ở mức nghiêm trọng hoặc sa ra ngoài hậu môn. Do đó, nếu triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng (xuất huyết, tiết dịch mủ có mùi hôi, nhiễm trùng,…) hoặc không thuyên giảm khi tự điều trị tại nhà, người bệnh sớm tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được điều trị đầy đủ hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không” được các bác sĩ chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải giải đáp chia sẻ. Nếu cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại sau Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế tại đây sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).