Bệnh trĩ không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn mà còn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu về các biện pháp chữa trị bệnh trĩ, đặc biệt là các phương pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng theo dõi chuyên mục giải đáp “Cây cúc tần chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Cách thực hiện” được các chuyên gia chia sẻ trong bài viết này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cây cúc tần có thể dùng để chữa bệnh trĩ hay không?

Trĩ là một bệnh lý phổ biến hiện nay, xảy ra ở khu vực hậu môn – trực tràng. Bệnh xảy ra khi các mạch máu ở khu vực hậu môn bị áp lực chèn ép trong thời gian dài dẫn đến giãn nở, sưng phồng, tắc nghẽn và hình thành nên các búi trĩ.

Nguyên nhân tạo nên các áp lực trên bao gồm tình trạng ít vận động cơ thể trong thời gian dài, táo bón mãn tính, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ, bổ sung không đủ lượng nước cơ thể cần, tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, mang thai hoặc mãn kinh ở phụ nữ, thói quen ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu, tâm lý chịu sự căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài, tuổi tác cao…

Nếu để bệnh kéo dài mà không tiến hành điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, búi trĩ có thể phình to và trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí sa tụt ra bên ngoài hậu môn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng phải chịu các triệu chứng liên quan như  đau nhức, ngứa rát, sưng nóng, xuất huyết hậu môn khi đại tiện hoặc ngồi lâu, điều này làm tăng nguy cơ viêm và nhiễm trùng hậu môn.

Cây cúc tần có thể dùng để chữa bệnh trĩ hay không?

Cây cúc tần có thể dùng để chữa bệnh trĩ hay không?

Cây cúc tần (Pluchea indica) còn gọi là cây cúc biển hoặc cúc dại, thuộc họ Asteraceae (họ Cúc). Loài cây này phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm châu Á, châu Phi và châu Mỹ,… chúng thường mọc ở vùng đồng cỏ, ven đường, đặc biệt là các khu vực chịu ảnh hưởng của nước mặn và đất ngập nước. Nhiều gia đình cũng sử dụng cây cúc tần để tạo hàng rào che chắn nhà cửa và sân vườn.

Cây cúc tần có thân mềm, cao khoảng từ 1 đến 2 mét; lá có hình dạng mũi mác, mặt trên lá có màu xanh đậm và mặt dưới màu nhạt. Hoa của cây nhỏ, có màu hồng hoặc tím nhạt, thường nở thành chùm lớn.

– Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã xác định được các thành phần hóa học có trong cây cúc tần như sesquiterpene lactone (bao gồm pluchea lactone và pluchinolide) có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra, cây cúc tần còn chứa nhiều hoạt chất flavonoid (bao gồm quercetin, kaempferol và apigenin) có khả năng chống oxy hóa và chống viêm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chất hữu cơ khác như ascorbic acid (vitamin C), carotene và aldehyde,… cũng được tìm thấy trong cây cúc tần.

– Trong y học dân gian, cây cúc tần thường được sử dụng để điều trị các vấn đề viêm nhiễm như viêm da, viêm niệu đạo và viêm nhiễm đường tiết niệu. Loại thảo dược này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc dùng ngoài da để giảm viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng chướng hơi đầy bụng.

Mọi bộ phận của cây đều có thể được sử dụng để chế biến thành thuốc hoặc trà nhằm làm giảm các triệu chứng táo bón và tiêu chảy. Đặc biệt, cây cúc tần được biết đến với khả năng giảm viêm sưng, đau rát, đỏ nóng, kích ứng, chảy máu,… Do đó, người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng cây cúc tần chữa bệnh trĩ để giảm các triệu chứng khó chịu ở hậu môn.

3 Cách dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ hiệu quả

Uống nước lá cúc tần

Uống nước lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Uống nước lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Đây là một phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà, tuy vậy nó lại mang đến nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ. Người bệnh chỉ cần thường xuyên sử dụng nước lá cây cúc tần để cải thiện các triệu chứng sưng đau, nóng rát, chảy máu và viêm nhiễm do búi trĩ gây ra.

Thực hiện: Chuẩn bị ít lá cây cúc tần, rửa sạch và đập dập hoặc dùng máy xay nhuyễn với nước, lọc lấy phần nước và bã để riêng. Uống phần nước cốt thu được (tuy nhiên có thể hơi khó uống), còn phần bã có thể dùng để đắp lên vết thương sưng đau ở hậu môn. Sử dụng liên tục cách này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ đáng kể.

Ngâm rửa với nước cúc tần

Ngâm rửa trực tiếp bằng nước cây cúc tần lên khu vực hậu môn là một phương pháp được sử dụng phổ biến khi bệnh trĩ gây ra các triệu chứng bị sưng đau, nóng rát và viêm nhiễm khó chịu. Điều này cũng giúp làm mờ các vết thâm, làm dịu da, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và đau rát. Ngoài ra, việc ngâm rửa bằng lá cúc tần cũng có thể hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ và giảm nguy cơ sưng đỏ, đau rát ở hậu môn.

Thực hiện: Chuẩn bị khoảng 100 gram lá cúc tần tươi, đem rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 10-15 phút. Lấy thêm một ít nghệ tươi thái mỏng (có thể thêm lá ngải cứu và lá lốt nếu có). Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi cùng với 1.5-2 lít nước rồi đun sôi, sau khi nước sôi chờ thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Đổ nước vào chậu lớn, chờ cho nước nguội bớt chỉ còn ấm thì ngâm rửa hậu môn trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại với nước và lau khô sạch sẽ. Kiên trì thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày để giảm bớt cơn đau rát và ngứa ngáy khó chịu do búi trĩ.

Xông hơi với lá cúc tần

Tương tự như cách ngâm rửa ở trên, người bệnh có thể áp dụng phương pháp xông hơi trực tiếp với lá cây cúc tần lên khu vực hậu môn bị sưng đau, nóng rát và viêm nhiễm. Điều này giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu, đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh trĩ.

Xông hơi với lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Xông hơi với lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50 gram lá cây cúc tần, rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 10 phút. Sau đó, cho lá cây cúc tần vào nồi và đun sôi với khoảng 1.5-2 lít nước, thêm vào 1-2 muỗng muối tinh, chờ đến khi nước sôi thêm 5 phút thì tắt bếp.

Đổ nước lá cúc tần ra chậu lớn và xông hơi khu vực hậu môn. Chú ý tránh tiếp xúc quá lâu với hậu môn vì có thể làm kích thích búi trĩ tổn thương nặng hơn. Xông cho đến khi nước nguội thì dùng nước này để ngâm rửa búi trĩ, qua đó giảm bớt đau rát, sưng đỏ và viêm nhiễm.

Cây cúc tần có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu tổn thương viêm nhiễm và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng loại cây này chỉ có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng và không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã sa tụt hẳn ra bên ngoài hậu môn.

Vì vậy, nếu bệnh trĩ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như xuất huyết nặng, nhiễm trùng hoặc không có sự cải thiện sau quá trình tự điều trị tại nhà thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa bệnh hậu môn – trực tràng. Trong đó, Đa Khoa Trường Hải tại khu vực Hải Dương là địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo điều trị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, điều này giúp người bệnh điều trị hiệu quả và hạn chế rủi ro xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là phần giải đáp liên quan đến câu hỏi “Cây cúc tần chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Cách thực hiện” được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải thông tin chia sẻ. Nếu còn vấn đề sức khỏe nào khác cần được tư vấn hoặc hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng Hotline: 0961 300 273 hoặc bảng chat tư vấn online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên môn phù hợp sẽ trực tiếp hỗ trợ và sắp xếp lịch hẹn thăm khám ngay cho bạn (nếu cần thiết).