Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi HPV – virus lây nhiễm chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng đắn và kịp thời, tổn thương từ bệnh này có thể phát triển nhanh chóng, lan rộng ra khu vực xung quanh tạo thành các khối lớn có nguy cơ trở nên ác tính. Cùng tìm hiểu câu hỏi được nhiều người quan tâm “Sùi mào gà có gây ung thư không? Những biến chứng nguy hiểm cần biết” trong bài viết sau nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Sùi mào gà

Sùi mào gà (còn gọi là mụn cóc sinh dục hoặc bệnh mồng gà) là một loại bệnh truyền nhiễm thông qua đường tình dục, do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Biểu hiện của bệnh thường là những nốt sùi, u nhú nhỏ mềm xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Nếu để mụn sùi phát triển lớn hơn, nó có thể gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và bất tiện.

Một số người có thể xuất hiện mụn sùi mào gà trong vài tuần sau khi nhiễm bệnh, trong khi có những trường hợp khác có thể mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới phát ra triệu chứng. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng rõ ràng nào (tỉ lệ người có triệu chứng rõ rệt rất thấp, chỉ khoảng 1-2% trường hợp). Do đó, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nhận biết tình trạng bệnh của mình và có thể vô tình lây truyền virus cho người khác.

Sùi mào gà

Sùi mào gà

Thông thường, bệnh sùi mào gà sẽ phát triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn mà người bệnh tiếp xúc với virus HPV cho đến khi xuất hiện những nốt sùi mào gà đầu tiên. Thời kỳ ủ bệnh này thường kéo dài từ 3 tuần đến 9 tháng (trung bình 3 tháng) sau khi lây nhiễm virus HPV.

Giai đoạn khởi phát: Trong giai đoạn này, người bệnh thường có biểu hiện của những nốt sùi nhỏ, màu hồng hoặc trắng nhạt, phân bố rải rác ở khu vực lây nhiễm bệnh (bộ phận sinh dục, mắt, miệng, vòm họng, hậu môn,…). Một số ít bệnh nhân có thể bị ngứa hoặc đau rát.

Giai đoạn toàn phát: Người bệnh trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các nốt sùi nhiều hơn, thậm chí chúng còn đạt kích thước lớn hơn và tập trung lại thành cụm sùi lớn giống như mào gà. Các mụn sùi lúc này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động tình dục của người bệnh.

Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do sùi mào gà gây ra, bao gồm tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy, tổn thương gây tiết dịch, loét, chảy máu,… Một số trường hợp nghiêm trọng có thể tiến triển thành ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,…

Sau khi được điều trị thành công, nguy cơ tái phát vẫn tồn tại do virus HPV trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn so với lần xuất hiện đầu tiên.

Giải đáp: Sùi mào gà có gây ung thư không?

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Nguyên nhân chính của bệnh sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV). Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, có hơn 170 chủng của loại virus HPV với khoảng 40 chủng có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Trong đó, hai chủng gây bệnh sùi mào gà phổ biến là HPV-16 và HPV-18 còn tiềm ẩn khả năng gây ra ung thư (cổ tử cung, âm hộ, dương vật, hậu môn, hầu họng,…).

Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc sùi mào gà đều phải đối mặt với nguy cơ ung thư. Mặc dù việc nhiễm HPV vẫn có khả năng phát triển thành ung thư. Theo các chuyên gia, khoảng 90% các trường hợp chuyển dạng thành ung thư thường là do các chủng HPV có nguy cơ cao như HPV 16, 18, 26, 31, 33, 35,… gây ra.

Liên quan đến cơ chế gây ung thư của HPV, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng sau khi virus xâm nhập vào bộ gen của tế bào chủ ký sinh (vùng gen E6 và E7). Những protein này sau đó tương tác và vô hiệu hóa chức năng của protein pRb – một protein điều hòa tăng trưởng tế bào. Kết quả khiến cho quá trình phân chia tế bào trở nên bất thường và xuất hiện ung thư.

Trong quá trình chẩn đoán – điều trị bệnh sùi mào gà, các bác sĩ thường sẽ thực hiện việc xác định chủng loại của virus HPV để có thể cung cấp tư vấn và theo dõi nguy cơ đột biến tế bào và chuyển dạng thành ung thư trong tương lai.

Các biến chứng nguy hiểm khác của sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những bệnh đường tình dục nguy hiểm, bởi khả năng lây nhiễm nhanh và không thể điều trị dứt điểm của nó. Ngoài gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và khiến người bệnh tự ti, mặc cảm với mọi người xung quanh, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà

Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Trong quá trình thai nghén, nồng độ hormone trong cơ thể của phụ nữ có sự thay đổi, điều này tạo cơ hội cho mụn sùi mào gà gia tăng kích thích, lan rộng hơn và dễ bị chảy máu. Nếu mụn sùi phát triển ở bộ phận sinh dục, nó không chỉ gây khó khăn trong việc vệ sinh mà còn có thể giảm sự co giãn của mô âm đạo, từ đó gây thêm khó khăn trong quá trình sinh nở tự nhiên.

Mặc dù hiếm gặp (chỉ xảy ra khoảng 4 trong mỗi 100,000 trường hợp trẻ được sinh ra), trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh sùi mào gà có thể đối mặt với nguy cơ phát triển u nhú thanh quản. Điều này có thể khiến trẻ nhỏ bị khàn giọng, giảm khả năng khóc và gây nghẹt mũi, thậm chí ở các trường hợp nặng, sùi mào gà có thể lan ra khí quản và phổi gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Bệnh sùi mào gà có thể gây biến dạng bộ phận sinh dục, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc nghẽn niệu đạo, thậm chí dẫn đến ung thư và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam giới lẫn nữ giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xuất hiện virus HPV trong tinh dịch có thể làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, giảm khả năng thụ tinh và gây ra vấn đề vô sinh ở nam. Nếu tinh trùng chứa virus HPV tiến hành thụ tinh cho trứng, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên đáng kể.

Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán sùi mào gà

Chẩn đoán sùi mào gà

Ngoài việc quan sát bằng mắt thường nốt sùi mào gà, bác sĩ cũng chỉ định các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

Xét nghiệm máu: Đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia,… có thể đi kèm với việc lây nhiễm sùi mào gà, vì vậy, việc kiểm tra các vi khuẩn này trong máu giúp xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ truyền nhiễm.

Khám hậu môn: Sùi mào gà có thể không nhận thấy rõ ràng ở bộ phận sinh dục hoặc vùng miệng – họng, nhưng có thể tồn tại sâu bên trong niêm mạc hậu môn. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để khám hậu môn để phát hiện nốt sùi ở bên trong hậu môn (nếu có).

Khám vùng chậu: Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm Pap khi thăm khám vùng chậu để kiểm tra các thay đổi ở cổ tử cung gây ra bởi sùi mào gà (nếu có). Việc soi cổ tử cung và xét nghiệm HPV sẽ được thực hiện khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần. Điều này giúp các bác sĩ giám sát bất thường của tế bào và mô học, từ đó đánh giá tình trạng và ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Sinh thiết: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để đánh giá giải phẫu bệnh từ mẫu mô. Điều này giúp khảo sát hình ảnh mô bệnh học, xác định loại virus HPV, phân tích ADN của virus và đưa ra dự báo về nguy cơ ung thư cho người bệnh.

Điều trị bệnh

Sử dụng thuốc

  • Imiquimod (Aldara): Được chỉ định cho người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ dần mụn sùi. Tuy nhiên, việc sử dụng có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm như đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước và giảm sắc tố… tại vùng da sử dụng.
  • Axit trichloroacetic: Tương tự như axit axetic, được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ để chữa trị mụn cóc và sùi mào gà (có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai). Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, ngứa, sưng, đau…
  • Podophyllin và Podofilox: Chiết xuất từ nhựa cây có tác dụng phá hủy các mô nốt sùi mào gà. Podofilox là hợp chất có hoạt tính tương tự như Podophyllin, tuy nhiên loại thuốc này không nên sử dụng ở khu vực bên trong cơ quan sinh dục và không phù hợp với phụ nữ mang thai.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracil: Đây là thuốc tiêm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể để tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp cho các tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng do có thể gây nhiều tác dụng phụ và có chi phí tương đối cao.

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc chữa trị mụn cóc, mụn sần thông thường, do đó người bệnh không nên tự y áp dụng các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng cụ thể và nhận được đơn thuốc phù hợp. Điều này sẽ hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ sùi mào gà trở nặng hơn do việc tự y áp dụng thuốc mà không được hướng dẫn chính xác.

Điều trị sùi mào gà

Điều trị sùi mào gà

Sử dụng thủ thuật, phẫu thuật

Trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả, người bệnh có thể cần phải thực hiện một số thủ thuật nhỏ để loại bỏ nốt sùi:

  • Cryotherapy (Liệu pháp lạnh): Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) để đóng băng tế bào nhiễm bệnh, tạo ra tổn thương không thể hồi phục cho màng tế bào. Liệu pháp lạnh bằng nitơ lỏng được thực hiện với thiết bị đơn giản, chi phí thấp và an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhược điểm của phương pháp này là người bệnh cần phải đến cơ sở y tế nhiều lần.
  • Các phương pháp loại bỏ mụn sùi: Phương pháp đốt laser CO2, cắt nạo, đốt điện… được chỉ định cho các tổn thương sùi lớn, lan rộng ở khu vực niệu đạo, âm đạo, bẹn, cổ tử cung và các tổn thương không đáp ứng điều trị khác. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành điều trị, trong trường hợp tổn thương lớn, mụn sùi ở ống hậu môn hoặc ở trẻ em có thể tiến hành gây mê toàn thân.

Những phương pháp này có tác dụng loại bỏ hầu hết (89-100%) tổn thương trong một lần áp dụng, tuy nhiên nguy cơ tái phát khá cao, từ 19-29% và có thể để lại sẹo, thay đổi sắc tố da, nứt kẽ hậu môn, tổn thương hoặc làm hẹp cơ thắt hậu môn…

Chú ý: Để phòng tránh bệnh sùi mào gà cũng như nguy cơ HPV tiến triển thành ung thư, các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên tiêm phòng vaccine HPV để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là ở phụ nữ. Trong trường hợp có nghi ngờ về việc mắc bệnh hoặc có biểu hiện của các tổn thương sùi mào gà, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tại địa phương để được kiểm tra và nhận tư vấn chi tiết.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Sùi mào gà có gây ung thư không? Những biến chứng nguy hiểm cần biết” được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Trường Hải chia sẻ. Nếu còn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với phòng khám chúng tôi qua số điện thoại liên lạc Hotline: 0961 300 273 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí, đồng thời đặt lịch hẹn thăm khám cho bạn ngay lập tức (nếu cần thiết).